Top 7 # Vai Trò Của Đại Lý Lữ Hành Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Diananapkin.com

Vai Trò Của Đại Lý Bảo Hiểm Nhân Thọ Là Gì?

Tư vấn cho khách hàng nhận thức rõ hơn về BHNT

Đặc biệt, trong ngành Bảo hiểm nhân thọ có một nguyên tắc đó chính là “trung thực tuyệt đối” thì mới tạo ra được mối quan hệ giữa khách hàng và công ty Bảo hiểm. Đại lý Bảo hiểm nhân thọ thực sự đóng vai trò rất quan trọng bởi họ là nhân tố giúp cho khách hàng có thể nắm rõ được bản chất, lợi ích mà sản phẩm đem lại thì mới có thể thuyết phục họ mua sản phẩm của công ty Bảo hiểm.

Đại lý Bảo hiểm nhân thọ còn có vai trọ giúp doanh nghiệp Bảo hiểm thuyết phục khách hàng tái tục hợp đồng cũng như cung cấp các thông tin về các loại hình sản phẩm mới nhất của công ty tới cho khách hàng.

Đại lý Bảo hiểm nhân thọ chính là đội ngũ khai thác khách hàng tiềm năng tốt nhất cho doanh nghiệp. Điều đó sẽ giúp cho phía công ty Bảo hiểm dự đoán được nhu cầu Bảo hiểm của từng loại đối tượng như thế nào, khả năng tài chính của họ ra sao để công ty có thể đưa ra chiến lược mở rộng thị trường, tăng khả năng cạnh tranh.

Vai trò của đại lý Bảo hiểm nhân thọ với khách hàng

Đại lý Bảo hiểm nhân thọ là những người đại diện trực tiếp của công ty Bảo hiểm thực hiện tư vấn, giới thiệu sản phẩm tới cho khách hàng. Chính vì vậy, đại lý Bảo hiểm có vai trò thực sự quan trọng trong việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng và đưa ra sản phẩm phù hợp nhất với điều kiện và yêu cầu của khách hàng.

Đại lý Bảo hiểm Nhân thọ có vai trò rất lớn

Đại lý Bảo hiểm cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi cho khách hàng. Hợp đồng Bảo hiểm chỉ được duy trì lâu dài nếu như người đại lý tư vấn lựa chọn cho khách hàng một sản phẩm phù hợp với nhu cầu và điều kiện tài chính của họ và điều đó cũng sẽ mang lại sự những lợi ích tối đa nhất cho người tham gia. Ngoài ra, đại lý Bảo hiểm cần phải đưa ra những thông tin chính xác, đầy đủ về sản phẩm để tránh tình trạng khách hàng nắm không rõ hợp đồng dẫn tới khiếu nại, kiện tụng.

Vai trò của đại lý Bảo hiểm nhân thọ với xã hội

Đại lý Bảo hiểm sẽ đóng vai trò là người cung cấp dịch vụ cho xã hội giúp mang lại sự đảm bảo, yên tâm cho tất cả đối tượng tham gia Bảo hiểm. Vì vậy, có thể coi đại lý Bảo hiểm còn góp phần đảm bảo an toàn cho xã hội.

Như vậy, có thể thấy đội ngũ đại lý Bảo hiểm nhân thọ là vô cùng cần thiết, có vai trò quan trọng đối với cả khách hàng, doanh nghiệp và toàn xã hội. Đại lý Bảo hiểm nhân thọ thực sự đã góp phần to lớn trong việc thúc đẩy quá trình phát triển thị trường Bảo hiểm nước ta.

Phát Huy Vai Trò Của Đại Lý Thu Bhyt Tự Nguyện

Phát huy vai trò của đại lý thu BHYT tự nguyện

Cập nhật 07/5/2016, 09:05:58

Một trong những giải pháp nhằm hướng đến mục tiêu BHYT toàn dân trong thời gian tới mà BHXH Gia Lai chú trọng là tăng cường phát triển hệ thống các đại lý thu BHYT từ tuyến tỉnh đến cơ sở. Ở địa bàn TP.Pleiku, thời gian qua, công tác phát triển đại lý thu BHYT cũng đã được chú trọng thực hiện và đạt được những kết quả nhất định.

BHXH Tp.Pleiku còn phối hợp với ngành bưu điện nhằm mở rộng cầu nối giúp công tác tổ chức tuyên truyền về BHYT được mở rộng và đạt hiệu quả hơn

Những năm qua, BHXH Tp.Pleiku đã tăng cường củng cố, xây dựng hệ thống các đại lý thu BHYT tự nguyện. Hiện nay, toàn thành phố có 15 đại lý thu thuộc các xã, phường. Ngoài ra, BHXH Tp.Pleiku còn phối hợp với ngành bưu điện nhằm mở rộng cầu nối giúp công tác tổ chức tuyên truyền về BHYT được mở rộng và đạt hiệu quả hơn. Nhiều đại lý bám sát địa phương, nắm chắc đối tượng, xuống trực tiếp từng hộ dân để vận động. Việc cập nhật, lập danh sách đối tượng tham gia BHYT được thực hiện kịp thời.

Chị Đinh Thị Quý, Tổ 10, phường Yên Thế, TP.Pleiku, Gia Lai cho biết: “Gia đình tôi tham gia BHYT hơn 5 năm rồi, tôi nghĩ mình tham gia BHYT được ưu tiên chăm sóc sức khỏe, đại lý thu BHYT của phường rất nhiệt tình, các thủ tục làm đơn giản. Mọi người ở đây khỏe cũng mua BHYT chứ không phải đợi đến khi ốm đau mới tham gia”.

Những người làm đại lý BHYT tự nguyện không chỉ đơn thuần là đến nhà vận động mà quan trọng là thông qua tuyên truyền đã làm thay đổi được nhận thức của người dân. Muốn vậy, người làm đại lý thu BHYT tự nguyện phải gần gũi với mọi người, hiểu được tâm tư, nguyện vọng của các gia đình, từ đó tuyên truyền theo kiểu “mưa dầm thấm lâu” thì người dân mới hiểu được lợi ích thiết thực của việc tham gia BHYT. Bên cạnh đó, cơ chế ưu đãi của cơ quan BHXH đối với những người làm đại lý thu BHYT cũng là nguồn động viên rất lớn để họ gắn bó lâu dài với công việc này.

Chị Phạm Thị Tươi, Đại lý bán BHYT tự nguyện xã Biển Hồ, TP.Pleiku, Gia Lai cho biết: “Nói chung tôi làm đại lý BHYT cũng nhận được sự giúp đỡ của BHXH như khi phát hành thẻ hồ sơ mình nộp lên chưa tới ngày lấy nhưng nếu có trường hợp cấp cứu thì cơ quan BHXH vẫn tạo điều kiện in thẻ trước cho những người đau bệnh đó. Đặc biệt năm 2016 nếu chúng tôi khai thác được những người tham gia BHYT mới thì tiền hoa hồng cũng tăng lên, đó cũng là động lực để chúng tôi nhiệt tình hơn trong công việc của mình”.

Việc củng cố, mở rộng các đại lý thu BHYT tự nguyện sẽ phát huy được công tác tuyên truyền đến từng người dân tham gia BHYT, đồng thời tạo được tính cạnh tranh giữa các đại lý với nhau. Đây cũng là mục tiêu chính mà BHXH Tp.Pleiku đang hướng tới .

Ông Nguyễn Thành Tân, Phó giám đốc BHXH Tp.Pleiku, Gia Lai cho biết: “Năm 2016 BHXH có tăng thù lao cho các đại lý thu BHYT từ 4% lên 9,24% đối với những đối tượng tham gia BHYT lần đầu. Ngoài việc mở rộng các đại lý thì BHXH cũng đã triển khai tập huấn cho những người làm đại lý BHYT mới trên địa bàn. Bên cạnh những giải pháp là mở rộng đại lý thì cũng có những quyền lợi là đối với những người tham gia BHYT …Với những giải pháp như thế thì số lượng người tham gia BHYT trên địa bàn thành phố từ đầu năm đến nay đã tăng trên 3000 người”.

Để đưa chính sách BHYT đi vào cuộc sống, ngoài tinh thần trách nhiệm, sự nhiệt tình của các nhân viên đại lý thu BHYT, hằng năm BHXH Tp.Pleiku đã lập danh sách những người làm đại lý tham gia lớp tập huấn quy trình, nghiệp vụ thu, nhằm giúp họ nâng cao nghiệp vụ. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động với nhiều hình thức để nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền, cơ quan, tổ chức đoàn thể và mọi người về ý nghĩa, tầm quan trọng của BHYT để người dân chủ động tham gia./.

Lệ Xuân – Đặng Trà

Lượt xem: 119

Vai Trò Và Trách Nhiệm Của Đại Lý Bảo Hiểm Trong Hoạt Động Kinh Doanh Bảo Hiểm

1. Đặt vấn đề

Sau hơn 20 năm đổi mới và mở cửa thị trường bảo hiểm, ngành bảo hiểm Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ. Cùng với sự lớn mạnh của ngành bảo hiểm, Luật Kinh doanh bảo hiểm (KDBH) được Quốc hội thông qua đã tạo một nền tảng pháp lý cho hoạt động bảo hiểm phát triển ở Việt Nam. Hiện nay, trên địa bàn cả nước đã có 29 doanh nghiệp và hơn 30 văn phòng đại diện nước ngoài hoạt động trong tất cả các lĩnh vực bảo hiểm với các loại hình doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH): công ty bảo hiểm nhà nước, DNBH cổ phần và DNBH có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập và tham gia trong nhiều lĩnh vực dịch vụ bảo hiểm. Với doanh thu của các loại hình bảo hiểm trên địa bàn cả nước hằng năm đã đạt 900 triệu USD, tốc độ tăng trưởng khoảng 30%/năm, Việt Nam đang được coi là mảnh đất màu mỡ của các tập đoàn KDBH nước ngoài. Bên cạnh sự ra đời và thành công của DNBH không thể không tính đến vai trò của đại lý bảo hiểm (ĐLBH).

Các công ty bảo hiểm muốn kinh doanh hiệu quả, tăng doanh thu, phí bảo hiểm, tăng số lượng hợp đồng khai thác mới, tăng số lượng khách hàng thì phải có một hệ thống đại lý hoạt động hiệu quả, chuyên nghiệp và có tinh thần trách nhiệm cao; đồng thời, tạo niềm tin và sự quảng bá để tăng cường khách hàng tham gia và có điều kiện tiếp cận với các loại dịch vụ bảo hiểm thì hoạt động của các đại lý phải đảm bảo niềm tin cho khách hàng và gắn kết trách nhiệm của đại lý với hoạt động kinh doanh của đại lý và xiết chặt cơ chế quản lý đối với ĐLBH. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi muốn đề cập đến vai trò và trách nhiệm của đại lý trong hoạt động bảo hiểm của DNBH, trên cơ sở đó, đề xuất ý kiến nhằm tăng cường trách nhiệm của ĐLBH góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động KDBH, tạo động lực để hoạt động bảo hiểm trở thành một kênh tài chính hữu hiệu cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế đất nước.

2. Vai trò và trách nhiệm của đại lý bảo hiểm trong quan hệ KDBH

Cá nhân và tổ chức trung gian đứng ra làm chủ thể phân phối bảo hiểm được chính thức ghi nhận với tư cách là “ĐLBH” tại Việt Nam trong Nghị định số 100/NĐ-CP ban hành ngày 18/12/1993: “ĐLBH là cá nhân có đủ điều kiện quy định tại Điều 19 của Nghị định này hoạt động ĐLBH”; Theo quy định tại Điều 19 thì “Hoạt động ĐLBH phải trên cơ sở hợp đồng đại lý ký kết với DNBH. Cá nhân hoạt động ĐLBH phải có đủ các điều kiện sau:

– Là công dân Việt Nam, đang cư trú tại Việt Nam;

– Có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học trở lên;

– Không ở trong tình trạng bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang thi hành án hình sự hay bị mất trí”.

Như vậy, trong văn bản pháp luật này chưa được ghi nhận cụ thể hoạt động của ĐLBH. Ngày 30/5/1994 Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 46-TC/CĐTC hướng dẫn Nghị định 100/NĐ-CP mới chính thức quy định nội dung, phạm vi hoạt động, quyền và nghĩa vụ của ĐLBH đó là:

– Phải thực hiện đúng các điều khoản quy định trong hợp đồng đại lý đã ký với DNBH.

– Không được đồng thời nhận làm đại lý cho một DNBH khác nếu không được sự đồng ý của DNBH mà mình đang làm đại lý.

– Không được phép tiến hành đồng thời các hoạt động khác có quyền lợi đối lập với quyền lợi của DNBH mà mình đang làm đại lý và Thông tư số 76-TC/CĐTC ngày 25/10/1995 quy định về tỷ lệ hoa hồng phí của ĐLBH.

ĐLBH được xem là một chủ thể đứng ra để thực hiện “một giao dịch được ủy quyển” nên công việc của ĐLBH mang tính chất độc lập cao và gắn với trách nhiệm cả về phía khách hàng trong quan hệ bảo hiểm và cả về phía DNBH mà đại lý làm ủy quyền.

Tính đến hết tháng 6 năm 2009, tổng số lượng đại lý có mặt trên thị trường là 82.432 người, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Các doanh nghiệp có số lượng đại lý cao nhất là Prudential 28.040 người, Bảo Việt Nhân thọ là 16.762 người, AIA là 10.569 người.

Số lượng đại lý mới tuyển dụng trong 06 tháng đầu năm 2009 là 48.217 người, tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái, các DNBH có số lượng đại lý mới tuyển dụng nhiều nhất thị trường theo thứ tự là: Prudential, AIA và Dai-ichi Life1.

DNBH có thể ủy quyền cho ĐLBH bán sản phẩm bảo hiểm. ĐLBH có các nghĩa vụ đã được ghi trong Điều 18, Điều 29 và Điều 30 Nghị định số 45 ngày 27/03/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm.

Trong quan hệ với người tham gia bảo hiểm, trước khi hợp đồng bảo hiểm được giao kết, ĐLBH là người tư vấn sản phẩm và giải thích những điều khoản trong hợp đồng cho khách hàng hiểu, thu xếp để hợp đồng bảo hiểm được ký kết. Trong giai đoạn này, đại lý có trách nhiệm phân tích nhu cầu và khả năng của khách hàng để tư vấn chọn sản phẩm phù hợp nhất cho mình. Sau khi hợp đồng ký kết, ĐLBH có trách nhiệm giải đáp những thắc mắc trong quá trình tham gia bảo hiểm của khách hàng, giúp khách hàng duy trì hiệu lực hợp đồng và hỗ trợ khách hàng hoàn thành các thủ tục giải quyết bồi thường nếu không may rủi ro xảy ra hoặc thủ tục nhận quyền lợi bảo hiểm khi hợp đồng đáo hạn. Tuy nhiên, ĐLBH không phải là người giải quyết các quyền lợi cho khách hàng, mặc dù họ được công ty giao phó trọng trách mang sản phẩm của công ty đến cho khách hàng, thực hiện các dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ khách hàng thực hiện các thủ tục nhận quyền lợi.

Trong quy định của Luật KDBH, cơ chế ràng buộc cũng như trách nhiệm của đại lý trong hợp đồng bảo hiểm chưa được chặt chẽ và chi tiết, để đảm bảo quyền lợi cho DNBH trong hoạt động kinh doanh của mình và khách hàng tham gia bảo hiểm, Điều 88, Luật KDBH quy định: “Trong trường hợp ĐLBH vi phạm hợp đồng ĐLBH, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người được bảo hiểm thì DNBH vẫn phải chịu trách nhiệm về hợp đồng bảo hiểm do ĐLBH thu xếp giao kết; ĐLBH có trách nhiệm bồi hoàn cho DNBH các khoản tiền mà DNBH đã bồi thường cho người được bảo hiểm”, điều đó đảm bảo quyền lợi cho bên mua bảo hiểm trong trường hợp ĐLBH vi phạm, cho nên đòi hỏi các DNBH phải thắt chặt cơ chế quản lý đối với ĐLBH, cũng như việc tuyển dụng và ký hợp đồng ĐLBH.

Trường hợp ĐLBH vi phạm do việc cung cấp thông tin không trung thực của ĐLBH sẽ dẫn đến sự vô hiệu của hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp này, nếu khôi phục lại tình trạng ban đầu thì bên bị thiệt hại chính là DNBH vì đã phải bỏ ra các chi phí để giao kết và duy trì hợp đồng. Tuy nhiên, trong trường hợp này với việc cung cấp thông tin không trung thực dẫn đến sự vô hiệu của hợp đồng bảo hiểm, trong khi những thông tin sai sự thật đó là cơ sở để người mua bảo hiểm tham gia vào hợp đồng bảo hiểm, việc xử lý hợp đồng vô hiệu ảnh hưởng đến quyền lợi của bên mua bảo hiểm vì đã đóng phí bảo hiểm… Điều đó ảnh hưởng không ít niềm tin của khách hàng đối với DNBH.

Khi có bằng chứng về vi phạm của ĐLBH, quyền lựa chọn cách thức xử lý thuộc về bên mua bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm được cân nhắc hoặc bỏ qua sự vi phạm của đại lý, tiếp tục duy trì hợp đồng hoặc là chấm dứt sự tồn tại của hợp đồng và các bên không ràng buộc các quyền và nghĩa vụ mà các bên đã cam kết, ràng buộc trong hợp đồng.

Trường hợp hợp đồng được thiết lập bởi hành vi ép buộc giao kết hợp đồng của ĐLBH. Hành vi ép buộc giao kết hợp đồng bảo hiểm trái pháp luật là việc ĐLBH sử dụng ảnh hưởng, các biện pháp hành chính hoặc các hình thức gây sức ép khác để người có nhu cầu bảo hiểm phải tham gia bảo hiểm tại một DNBH.

Hợp đồng bảo hiểm được thiết lập trong trường hợp này cũng không phát sinh hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm giao kết hợp đồng.

Trường hợp hành vi vi phạm của ĐLBH có sự kết hợp với bên mua bảo hiểm để cung cấp thông tin sai nhằm hành vi trục lợi bảo hiểm. Trong trường hợp vi phạm của ĐLBH nhưng người chịu trách nhiệm chính lại là bên mua bảo hiểm. Theo quy định của Điều 19 Luật KDBH, thì phương thức xử lý lại gây bất lợi trực tiếp đến bên mua bảo hiểm: “DNBH có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm và thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm khi bên mua bảo hiểm có một trong những hành vi: Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để được trả tiền bảo hiểm hoặc được bồi thường; Không thực hiện các nghĩa vụ trong việc cung cấp thông tin cho DNBH”.

Đòi hỏi, phải năng cao trách nhiệm của ĐLBH, tăng cường quản lý đối với kiểm tra, giám sát việc lập hồ sơ bồi thường của DNBH, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc lợi dụng những lỗ hổng trong phương thức quản lý, điều hành của DNBH để trục lợi. Hành vi gian lận, trục lợi trong bảo hiểm có tác động tiêu cực đối với sự phát triển của thị trường bảo hiểm cũng như quyền và lợi ích của người tham gia bảo hiểm. Bên cạnh đó, Nhà nước cần có chế tài đủ mạnh để xử lý nghiêm, nếu chỉ dừng ở mức xử phạt hành chính như hiện nay, thì việc vi phạm sẽ rất khó hạn chế vì chế tài chưa đủ mạnh để ngăn ngừa và răn đe.

3. Một số ý kiến đề xuất

Để hoạt động KDBH thực sự là một kênh tài chính hữu hiệu cho sự phát triển kinh tế của đất nước thì một đòi hỏi là nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNBH, đặc biệt là DNBH trong nước và hiệu quả cũng như trách nhiệm của ĐLBH, điều đó đòi hỏi phải có một giải pháp đồng bộ cả về doanh nghiệp KDBH và ĐLBH:

– DNBH phải xây dựng lại quy chế đào tạo ĐLBH, có quy chế quản lý chặt chẽ đối với ĐLBH, hoạt động ĐLBH. DNBH phải có mối quan hệ chặt chẽ và thường xuyên với Hiệp hội Bảo hiểm để giám sát các hoạt động của ĐLBH. Nhiều ý‎ kiến cho rằng, nên thắt chặt lại cơ chế tuyển dụng đại lý ở các DNBH, đây cũng là giải pháp hữu hiệu để năng cao trách nhiệm và hiệu quả của hoạt động bảo hiểm.

– Bản thân ĐLBH phải tự đào tạo nâng cao trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của mình.

– Hướng dẫn ĐLBH một cách chi tiết, cụ thể từng nội dung công việc được ủy quyền trong giao kết hợp đồng bảo hiểm.

– Pháp luật quy định rõ nghĩa vụ của đại lý đối với DNBH và thỏa thuận trong hợp đồng đại lý giữa DNBH với ĐLBH; nghĩa vụ của ĐLBH đối với bên mua bảo hiểm cũng như trách nhiệm của đại lý trong việc thông đồng với khách hàng để trục lợi bảo hiểm hoặc lỗi vô ý để khách hàng trục lợi bảo hiểm.

– Xác định trách nhiệm của ĐLBH đối với bên mua bảo hiểm và DNBH trong việc cung cấp thông tin sai sự thật.

– Nâng cao mức trách nhiệm của ĐLBH cũng như chế tài xử phạt đối với hoạt động ĐLBH.

(1) Tổng quan thị trường bảo hiểm 6 tháng đầu năm 2009 của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam. ThS. Lê Thị Thảo – Khoa Luật, Đại học Huế. Nguồn: https://www.nclp.org.vn/

(Pháp luật trực tuyến: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

Luật sư Hà Trần

Khí Gas Có Vai Trò Gì Đối Với Ngành Công Nghiệp Sản Xuất?

Khí gas đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các ngành công nghiệp sản xuất. Để biết vai trò của loại nhiên liệu này, người dùng có thể tham khảo thông tin được chúng tôi chia sẻ ngay sau đây.

Khí gas là gì? Ứng dụng của khí gas trong công nghiệp

Khí gas là loại nhiên liệu được sử dụng trong dân dụng và công nghiệp. Trong công nghiệp, khí gas được sản xuất, cung cấp ở dạng khí, sau đó được vận chuyển tới khách hàng bằng cách hóa lỏng trong bình chứa với nhiều kích thước khác nhau phụ thuộc vào nhu cầu của người sử dụng.

Khí gas hiện đang được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp với nhiều mục đích khác nhau. Cụ thể, các ngành thường sử dụng khí gas có thể kể đến là đóng tàu, sản xuất ô tô, sản xuất thép, sản xuất thủy tinh, giấy, hóa chất, năng lượng, điện tử, hàng không, sức khỏe, thực phẩm và đồ uống,… Với ứng dụng đa dạng như vậy, có thể khẳng định khí gas công nghiệp nắm giữ vai trò thiết yếu, phục vụ tốt nhất cho các hoạt động sản xuất và kinh doanh nói chung.

Có các loại bình gas công nghiệp nào?

Ở nước ta, khí gas thường được chứa trong các bình gas dân dụng và công nghiệp để phục vụ nhu cầu của người dùng. Các doanh nghiệp thường ưu tiên lựa chọn bình gas công nghiệp vì có dung tích lớn, chứa được lượng gas lớn, tránh phải đổi gas nhiều lần, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

Bình gas công nghiệp phổ biến ở nước ta có 2 mức trọng lượng là bình gas 45kg và bình gas 48kg. Loại bình gas này chủ yếu được sử dụng trong bếp ăn của các công xưởng, nhà hàng hoặc công ty sản xuất đồ gốm sứ, mỹ nghệ, sấy khô thực phẩm,… Với các quán ăn, trung bình một bình gas công nghiệp có thể nấu nướng trong khoảng 190 – 250 ngày. Việc đầu tư cùng lúc nhiều bình gas công nghiệp sẽ giúp tiết kiệm không gian lắp đặt, tiết kiệm chi phí gas và tránh mất thời gian đổi gas nhiều lần.

Điều quan trọng là khi đổi gas công nghiệp người dùng cần chú ý mua gas chính hãng của các thương hiệu uy tín, ở đại lý phân phối uy tín để nhận được sản phẩm có chất lượng tốt với mức giá cạnh tranh và cam kết hỗ trợ chu đáo sau bán hàng.

Hy vọng thông tin trên giúp quý khách nắm được vai trò cơ bản của khí gas trong các ngành công nghiệp sản xuất và có phương án sử dụng gas hiệu quả, an toàn và tiết kiệm nhất cho đơn vị mình.