Top 4 # Trách Nhiệm Của Đại Lý Lữ Hành Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Diananapkin.com

Lữ Hành Là Gì? Chức Năng Và Nhiệm Vụ Của Doanh Nghiệp Lữ Hành

Nói chung, các bạn có thể hiểu hoạt động lữ hành theo hai cách sau:

Hoạt động lữ hành theo nghĩa hẹp: Theo nghĩa hẹp, thì đây là thuật ngữ được dùng để chỉ về những hoạt động kinh doanh của ngành du lịch theo tính chất chọn gói với những hoạt động chính gồm có khách sạn, ăn uống, vui chơi giải trí… đối với hoạt động lữ hành, người ta giới hạn nó gồm có những hoạt động về tổ chức du lịch theo hình thức trọn gói.

Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp lữ hành

Chức năng của doanh nghiệp lữ hành

Là một đơn vị chính thực hiện kinh doanh, kiếm lợi nhuận từ những hoạt động của lữ dành nên doanh nghiệp lữ hành sẽ có những chức năng chính của mình bao gồm:

Theo đó, nhờ có chức năng này mà doanh nghiệp lữ hành chính cầu nối của bên cung với bên cầu trong du lịch, giữa những nhà cung ứng với những khách du lịch theo hoạt động của lữ hành đã được quy định trong đặc trưng của bên kinh doanh du lịch và sản phẩm du lịch. Doanh nghiệp lữ hành sẽ thực hiện chức năng sản xuất, với việc xây dựng lên những chương trình du lịch, sẽ trọn gói để phục vụ các nhu cầu từ khách hàng.

Ngoài những chức năng mà chúng tôi kể ở trên, doanh nghiệp lữ hành còn thực hiện việc khai thác những dịch vụ để có thể đáp ứng được yêu cầu từ khách hàng như: dịch vụ lưu trú, vận chuyển và ăn uống.

Nhiệm vụ của doanh nghiệp lữ hành

Doanh nghiệp lữ hành sẽ thực hiện tổ chức những hoạt động trung gian, tiêu thụ và bán sản phẩm từ nhà cung cấp dịch vụ, cho hoạt động du lịch. Xây dựng lên những điểm bán hàng, các đại lý để tạo nên một mạng lưới có thể phân phối các sản phẩm từ nhà cung cấp hoạt động du lịch tốt nhất. Bên cạnh đấy, nhiệm vụ của doanh nghiệp lữ hành dựa trên những cơ sở này để có thể xóa bỏ hoặc là rút ngắn đi khoảng cách của cơ sở kinh doanh hoạt động du lịch với lại khách du lịch.

Doanh nghiệp lữ hành cũng có nhiệm vụ, tổ chức những chương trình du lịch theo dạng trọn gói, những chương trình này được xây dựng lên mục đích tạo sự liên kết với sản phẩm du lịch như: lưu trú, vận chuyển, vui chơi giải trí,… thành một thể thống nhất và hoàn hảo nhất, để đáp ứng cho khách hàng sự hài lòng nhất về nhu cầu sử dụng của họ. Với những chương trình du lịch, được doanh nghiệp lữ hành xây dựng lên nó sẽ xóa bỏ đi toàn bộ khó khăn, các mối lo ngại mà khách du lịch đang sợ. Đồng thời, với sự chuyên nghiệp của mình, những dịch vụ doanh nghiệp du lịch đem đến cho khách sẽ là sự an tâm, tin tưởng về tính khả quan và thành công của chuyến du lịch này.

Nhiệm vụ cuối cùng mà doanh nghiệp lữ hành phải thực hiện chính là tổ chức, cung cấp những dịch vụ đơn lẻ đến khách hàng dựa trên những hệ thống dựa trên cơ sở, vật chất kỹ thuật đang có để đảm bảo được việc phục vụ cho nhu cầu từ khách hàng ở những khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng.

Để chức năng và nhiệm vụ của mình hoàn thành một cách hoàn hảo, lấy được sự tin tưởng từ khách hàng thì doanh nghiệp lữ hành cần phải làm việc một cách chuyên nghiệp, có mối quan hệ và xây dựng những dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách. Bên cạnh dịch vụ tốt, doanh nghiệp lữ hành cũng cần có đội ngũ nhân viên có sự hiểu biết, biết thuyết phục khách hàng và kiến thức sâu rộng về những địa điểm du lịch, dịch vụ du lịch cung cấp đến khách du lịch.

Trách Nhiệm Của Đại Lý Hải Quan Là Gì?

Đại lý hải quan là thuật ngữ mô tả các công ty chuyên giải quyết các thủ tục hải quan xuất nhập khẩu để thông quan lô hàng cách nhanh chóng. Thông qua chữ kí và con dấu được cấp phép theo quy định của pháp luật. Là đơn vị đứng tên trên tờ khai hải quan, truyền thông tin khai báo thông qua hệ thống điện tử ECUS-VNACSS giúp doanh nghiệp giao nhận hàng hóa.

2. Khai thuê hải quan và đại lý hải quan

Khác biệt với dịch vụ khai thuê hải quan, đại lý hải quan làm việc thông qua các hợp đồng ủy quyền của doanh nghiệp, để đứng tên trên hệ thống hải quan điện tử, do đó trách nhiệm của đại lý cũng trở nên quan trọng hơn. Họ sử dụng chữ ký số của mình cho các hoạt động này, vì vậy nhằm giảm thiểu rủi ro thì yêu cầu cao về tính chính xác và chuyên nghiệp của yếu tố đầu vào, ở đây là nhân viên, luôn được lựa chọn khắc khe. Thêm nữa, quá trình để trở thành một đại lý hải quan uy tín không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn với cơ quan hải quan, các đại lý cần trải qua những công đoạn xác thực năng lực khắt khe và trung thực.

Trong khi đó, khai thuê hải quan không gánh trên mình trách nhiệm quá lớn vì họ chỉ thay mặt doanh nghiệp tiến hành các thủ tục khai báo mà không đứng tên trên bất cứ giấy tờ nào khác. Không như nhân viên đại lý, phải được cấp mã số nhân viên đại lý khai báo hải quan sau khi được cấp chứng chỉ của Tổng cục hải quan, người khai thuê có thể là bất kì ai, làm bất cứ công việc gì, chỉ cần có chút kiến thức trong lĩnh vực này. Không phủ nhận rằng những người làm dịch vụ khai thuê thường có kinh nghiệm thực tiễn bằng việc chạy hiện trường ngoài cảng, hay những công việc tương tự. Tuy vậy, kinh nghiệm họ có là những gì bản thân tự tiếp thu được mà không trải qua quá trình đào tạo bài bản, dẫn đến dễ lung túng trong những nghiệp vụ mới phát sinh, sự cập nhật thông tin từ những nghị định, thông tư cũng không nhạy bén so với nhân viên đại lý hải quan khi luôn có quy trình làm việc rành mạch.

Tóm lại, với hình thức nào thì cũng có những ưu, nhược điểm riêng, tuy nhiên ở bài viết này chúng tôi muốn đề cập nhiều hơn đến hình thức đại lý hải quan, đặc biệt cho cá nhân, tổ chức đang có nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa mà vẫn còn mơ hồ về các thủ tục hải quan, đang loay hoay tìm kiếm giải pháp hiệu quả cho doanh nghiệp của mình, thì tin rằng đại lý hải quan sẽ là một sự lựa chọ tuyệt vời.

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: [ 🇻🇳 Văn phòng Việt Nam ] CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN TIẾP VẬN MEKONG 597/5B Nguyen Kiem Street, Ward 9, Phu Nhuan District, Ho Chi Minh City, Vietnam Call Center: 1900 636 944 / 028 730 99499 Hotline: 0919 877 622 / 0917 465 096 Email: info@mkg.com.vn Website: chúng tôi / www.mekonglogistics.vn Fanpage: www.facebook.com/MekongLogs

[ 🇰🇭 Văn phòng Campuchia ] MEKONG LOGISTICS (CAMBODIA) LTD 17B Street 384, Sangkat Toul Svay Prey 1, Khan Chamkarmon, Phnom Penh, Cambodia. Call Center: [+855] 0236 222 999 Hotline: (+855) 0977 866 999 Email: cambodia@mkg.com.vn Website: chúng tôi / www.chanhxediCampuchia.com Fanpage: www.facebook.com/VanchuyenhangdiCampuchia

Prudential Có Trách Nhiệm Gì Khi Đại Lý Của Mình Lừa Đảo?

Sử dụng tư cách là Đại lý chính thức của Công ty bảo hiểm Prudential, Bùi Thị Thu Hằng đã lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng bằng cách tư vấn các gói bảo hiểm từ 8/2009 đến 11/7/2011. Với nhiều chiêu lừa khác nhau, Bùi Thị Thu Hằng và đồng bọn đã chiếm đoạt của 59 khách hàng trên địa bàn Quảng Ninh số tiền 228.885.600.000 đồng ( Hai trăm hai mươi tám tỷ tám trăm tám mươi lăm triệu, sáu trăm nghìn đồng).

Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Ninh xét xử phiên sơ thẩm ngày 17/10/ 2013 (Bản án hình sự sơ thẩm số 151/2013/HSST) và sau đó là bản án hình sự Phúc thẩm số 347/2014/HSPT ngày 27/ 6/ 2014 của Tòa án nhân dân tối cao xử lý tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” qua việc áp dụng điều 42 BLHS và Điều 604 BLDS. Hằng và đồng bọn đã bị pháp luật trừng trị nghiêm khắc.

Cả 2 bản án này Prudential đều được xem là “bị hại” và không phải bồi hoàn cho các nạn nhân bị đại lý của họ lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên mới đây, Tòa án Nhân dân Tối cao (TANDTC) đã ra kháng nghị hủy 2 bản án trên và xem xét lại tư cách tham gia tố tụng của Prudential cũng như trách nhiệm dân sự của công ty bảo hiểm này.

Nói về trách nhiệm của Prudential khi đại lý của mình lừa đảo trong vụ việc này, thạc sĩ luật Nguyễn Thị Hằng cho biết: “Trách nhiệm hình sự đối với Bùi Thị Hằng trong vụ việc này đã rõ. Hành vi của bị cáo Hằng và đồng phạm là thỏa mãn cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, bên cạnh trách nhiệm hình sự còn là trách nhiệm bồi thường lại số tiền cho những người là nạn nhân.

Lấy tư cách là đại lý của Prudential để thực hiện việc lừa đảo thì trách nhiệm của Prudential trong vụ việc này cần phải được xem xét. Việc xem xét trách nhiệm bồi thường cần dựa trên luật chuyên ngành để xác định trách nhiệm, quan hệ pháp lý giữa Doanh nghiệp bảo hiểm và đại lý bảo hiểm được ủy quyền.

Rõ ràng Prudential phải có trách nhiệm kiểm tra, giám sát đại lý, quản lý hồ sơ chứng từ các đại lý của mình. Chính sự thiếu trách nhiệm này dẫn đến việc Bùi Thị Hằng có cơ hội để thực hiện hành vi lừa đảo. Hơn nữa, đối với một số khách hàng Bùi Thị Hằng đã sử dụng phiếu thu của Prudential. Nguồn tiền từ những phiếu thu đó thuộc về Prudential nên trong vụ việc này không thể loại bỏ hoàn toàn trách nhiệm bồi thường cho khách hàng của Prudential”.

Ngày 17/9/2015, Tòa án Nhân dân Tối cao đã Quyết định ban hành Kháng nghị số 41/2015/KN-HS đối với bản án hình sự phúc thẩm số 347/2014/HSPT ngày 27/6/2014 của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội và Bản án hình sự sơ thẩm số 151/2013/HSST ngày 17/10/2013 của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh. Đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy bản án hình sự phúc thẩm và Bản án hình sự sơ thẩm đã nêu trên để điều tra giải quyết lại theo đúng quy định của pháp luật.

Theo kháng nghị trên thì từ tháng 1/2011, Công ty bảo hiểm Prudential cũng đã nhận được một số thông tin về việc Bùi Thị Thu Hằng có bán các gói bảo hiểm không nằm trong các gói bảo hiểm theo quy định của Công ty bảo hiểm Prudential và cũng đã phát hiện 02 hồ sơ bảo hiểm giả (của khách hàng mang tên Lê Thị Bé và Lương Thị Ánh Tuyết) nhưng công ty bảo hiểm Prudential không báo cáo các cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra 02 hồ sơ bảo hiểm trên mà chỉ gọi điện cho 02 người mua bảo hiểm để xác minh dẫn đến việc công ty bảo hiểm Prudential cho rằng không đủ bằng chứng để xác dịnh Hằng lợi dụng danh nghĩa công ty để lừa đảo khách hàng, tiếp tục để Hằng làm đại lý bảo hiểm, thể hiện việc thiếu trách nhiệm của người có thẩm quyền xử lý. Tháng 3/2011, công ty bảo hiểm Prudential vẫn vinh danh đại lý Bùi Thị Thu Hằng trong bảng vàng của công ty và sau thời gian này Hằng vẫn tiếp tục sử dụng tư cách là đại lý của công ty bảo hiểm Prudential để lừa đảo chiếm đoạt tiền của nhiều khách hàng khác.

Điều 88 Luật kinh doanh bảo hiểm cũng quy định “Trong trường hợp đại lý bảo hiểm vi phạm hợp đồng gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm về hợp đồng bảo hiểm do đại lý bảo hiểm ký kết. Đại lý bảo hiểm có trách nhiệm bồi hoàn cho doanh nghiệp bảo hiểm các khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm”.

Như vậy, việc thiếu trách nhiệm của Công ty bảo hiểm Prudential trong việc kiểm tra, giám sát đại lý, quản lý hồ sơ chứng từ đã tạo điều kiện để Bùi Thị Thu Hằng lừa đảo chiếm đoạt tiền của khách hàng. Vì vậy, việc cơ quan tiến hành tố tụng xác định công ty bảo hiểm Prudential là nguyên đơn dân sự trong vụ án trên là không phù hợp, bởi lẽ chính vì sự thiếu trách nhiệm trong việc quản lý của công ty bảo hiểm Prudential đã dẫn đến việc lừa đảo của Bùi Thị Thu Hằng. Hơn nữa, Hằng là đại lý chính thức của công ty bảo hiểm Prudential, có những hợp đồng Hằng đã sử dụng phiếu thu thật của công ty bảo hiểm Prudential phát hành ra để thu tiền của khách hàng. Như vậy công ty bảo hiểm Prudential cũng phải có trách nhiệm liên đới với đại lý Bùi Thị Thu Hằng trong việc đảm bảo quyền lợi cho khách hàng. Do đó cần phải xác định lại tư cách tham gia tố tụng của công ty bảo hiểm Prudential…

Phương Anh/KD&PL

Mẫu Hợp Đồng Đại Lý Lữ Hành

* Căn cứ pháp lý:

– Luật du lịch 2005

Tại khoản 1 Điều 53 Luật du lịch quy định:

“Kinh doanh đại lý lữ hành là việc tổ chức, cá nhân nhận bán chương trình du lịch của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành cho khách du lịch để hưởng hoa hồng. Tổ chức, cá nhân kinh doanh đại lý lữ hành không được tổ chức thực hiện chương trình du lịch”.

Như vậy công ty phải kí kết hợp tác với các đối tác có Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, nội địa và bên công ty chỉ khai thác nguồn khách giúp họ là đúng với quy định của pháp luật. Hợp đồng kí kết giữa là hợp đồng đại lý du lịch (lữ hành).

Về mẫu hợp đồng đại lý lữ hành

Hợp đồng đại lý lữ hành phải bao gồm các nội dung theo quy định của pháp luật. Về hình thức, hợp đồng phải được lập thành văn bản.

– Thứ nhất, về nội dung hợp đồng đại lý lữ hành

Pháp luật quy định cụ thể về nội dung hợp đồng đại lý lữ hành tại Khoản 2 Điều 54 Luật Du lịch 2005 như sau:

Điều 54. Hợp đồng đại lý lữ hành

Hợp đồng đại lý lữ hành phải được lập thành văn bản giữa bên giao đại lý là doanh nghiệp kinh doanh lữ hành và bên nhận đại lý là tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện quy định tại điểm a khoản 2 Điều 53 của Luật này.

Nội dung chủ yếu của hợp đồng đại lý lữ hành bao gồm:

a) Tên, địa chỉ của bên giao đại lý và bên nhận đại lý;

b) Chương trình du lịch, giá bán chương trình du lịch được giao cho đại lý;

c) Mức hoa hồng đại lý; thời điểm thanh toán giữa bên giao đại lý và bên nhận đại lý;

d) Thời hạn hiệu lực của hợp đồng đại lý.

Như vậy, hợp đồng đại lý lữ hành phải được lập thành văn bản và bao gồm các nội dung theo quy định của pháp luật. Cụ thể, các nội dung chủ yếu bao gồm: Tên, địa chỉ của bên giao đại lý và bên nhận đại lý; chương trình du lịch, giá bán chương trình du lịch được giao cho đại lý; mức hoa hồng đại lý; thời điểm thanh toán giữa bên giao đại lý và bên nhận đại lý; thời hạn hiệu lực của hợp đồng đại lý.

– Thứ hai, về hình thức của hợp đồng đại lý lữ hành

Hợp đồng đại lý lữ hành phải được lập thành văn bản giữa bên giao đại lý là doanh nghiệp kinh doanh lữ hành và bên nhận đại lý. Bên nhận đại lý có thể là cá nhân, tổ chức, song phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về du lịch. Hình thức của hợp đồng đại lý lữ hành được quy định cụ thể tại Khoản 1, Điều 54 Luật Du lịch 2005. Theo đó, hợp đồng đại lý giữa khách hàng và công ty lữ hành phải được lập thành văn bản.

Nếu có bất kỳ khó khăn nào khi soạn thảo, ký kết hợp đồng đại lý lữ hành Quý khách hàng vui lòng liên hệ cho Công ty Luật Việt An để được tư vấn cụ thể hơn.