Top 10 # Pháp Luật Đại Lý Hải Quan Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Diananapkin.com

Pháp Luật Về Hoạt Động Đại Lý Bảo Hiểm

1. Đại lý bảo hiểm là ai? Đại lý bảo hiểm được Doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền thực hiện các hoạt động nào?

Điều 84 Luật KDBH quy định:

Điều 85 Luật KDBH quy định:

” Đại lý bảo hiểm có thể được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền tiến hành các hoạt động sau đây:

1. Giới thiệu, chào bán bảo hiểm;

2. Thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm;

3. Thu phí bảo hiểm;

4. Thu xếp giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;

Như vậy, đại lý bảo hiểm là tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo hiểm để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

2. Điều kiện để một cá nhân hoặc tổ chức có thể hoạt động đại lý bảo hiểm?

Hoạt động đại lý là hoạt động có điều kiện. Chỉ có người đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định của pháp luật mới được hoạt động đại lý.

Điều 86 Luật KDBH quy định:

” 1. Cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam;

b) Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

c) Có chứng chỉ đào tạo đại lý bảo hiểm do cơ sở đào tạo được Bộ tài chính chấp thuận cấp. Bộ tài chính quy định về chương trình, nội dung, hình thức đào tạo, việc cấp chứng chỉ đại lý bảo hiểm.

2. Tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Là tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp;

b) Nhân viên trong tổ chức đại lý trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị Toà án tước quyền hành nghề vi phạm các tội theo quy định của pháp luật không được ký kết hợp đồng đại lý bảo hiểm. “

Khách hàng có thể kiểm tra tư cách đại lý bằng việc yêu cầu đại lý xuất trình hợp đồng đại lý hoặc chứng chỉ đào tạo đại lý.

3. Nguyên tắc hoạt động đại lý bảo hiểm được quy định như thế nào để tôn trọng quyền và lợi ích của khách hàng?

Cán bộ của DNBH không được làm đại lý cho chính DNBH của mình. Đại lý bảo hiểm không được đồng thời làm đại lý cho doanh nghiệp bảo hiểm khác nếu không được chấp thuận bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm mà mình đang làm đại lý. Điều 28 Nghị định 45 quy định:

“1. Tổ chức, cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ điều kiện hoạt động đại lý theo quy định tại Điều 86 của Luật Kinh doanh bảo hiểm và phải ký hợp đồng đại lý bảo hiểm theo quy định tại Điều 87 của Luật Kinh doanh bảo hiểm.

2. Cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp bảo hiểm không được làm đại lý bảo hiểm cho chính doanh nghiệp bảo hiểm đó.

3. Tổ chức, cá nhân không được đồng thời làm đại lý cho doanh nghiệp bảo hiểm khác nếu không được chấp thuận bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm mà mình đang làm đại lý.

4. Đại lý bảo hiểm không được xúi giục khách hàng huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực dưới mọi hình thức.”

Những quy định trên nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của khách hàng và hạn chế hoạt động cạnh tranh bất hợp pháp của đại lý.

4. Chế độ quản lý nhà nước về đào tạo đại lý bảo hiểm như thế nào?

Bộ Tài chính là cơ quan quản lý Nhà nước có trách nhiệm kiểm tra giám sát, cấp phép, thu hồi giấy phép đào tạo đại lý bảo hiểm. Cơ sở được phép đào tạo đại lý bảo hiểm phải thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.

Điều 33 NĐ 45 quy định:

“1. Bộ Tài chính có trách nhiệm kiểm tra giám sát hoạt động đào tạo đại lý bảo hiểm. Trường hợp tổ chức đào tạo đại lý bảo hiểm không đáp ứng đủ các điều kiện đào tạo đại lý bảo hiểm quy định tại Điều 32 Nghị định này, Bộ Tài chính sẽ đình chỉ hoạt động của tổ chức đào tạo đại lý bảo hiểm.

2. Hàng năm, tổ chức đào tạo đại lý bảo hiểm phải báo cáo Bộ Tài chính về số lượng khoá đào tạo đã tổ chức, số lượng đại lý đã đào tạo, số lượng chứng chỉ đã cấp trong năm.”

5. Điều kiện được cấp phép đào tạo đại lý bảo hiểm như thế nào?

Chỉ có những cơ sở đào tạo đại lý có đủ điều kiện được quy định tại Luật KDBH mới được cấp phép đào tạo đại lý bảo hiểm.

“1. Tổ chức đào tạo đại lý bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có chương trình đào tạo quy định tại Điều 32 Nghị định này;

b) Cán bộ đào tạo đại lý bảo hiểm phải có kiến thức chuyên môn về bảo hiểm, kiến thức pháp luật và kỹ năng sư phạm;

c) Có đủ cơ sở vật chất để bảo đảm cho việc đào tạo.

2. Tổ chức đào tạo đại lý bảo hiểm phải có văn bản đề nghị Bộ Tài chính phê chuẩn chương trình đào tạo đại lý bảo hiểm, kèm theo tài liệu giải trình về kiến thức của cán bộ đào tạo đại lý bảo hiểm và cơ sở vật chất bảo đảm cho việc đào tạo. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị và hồ sơ hợp lệ của tổ chức đào tạo đại lý bảo hiểm, Bộ Tài chính phải trả lời bằng văn bản việc chấp thuận hoặc từ chối chấp thuận. Trong trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính phải có văn bản giải thích lý do.”

6. Chương trình đào tạo cấp chứng chỉ đại lý bảo hiểm bắt buộc phải có những nội dung gì?

Điều 32 Nghị định 45 quy định:

“Chương trình đào tạo đại lý bảo hiểm bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

1. Kiến thức chung về bảo hiểm;

2. Trách nhiệm của đại lý, đạo đức hành nghề đại lý;

3. Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm;

4. Nội dung của sản phẩm bảo hiểm doanh nghiệp bảo hiểm được phép kinh doanh;

5. Kỹ năng bán bảo hiểm;

6. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm trong hoạt động đại lý bảo hiểm;

7. Thực hành hành nghề đại lý bảo hiểm.”

Vì bảo hiểm và sản phẩm bảo hiểm là một dịch vụ vô hình. Đại lý bán bảo hiểm cần có một kiến thức nhất định mới có thể thuyết trình, giải thích, tư vấn cho khách hàng mua bảo hiểm.

7. Các hành vi bị nghiêm cấm đối với đại lý bảo hiểm như thế nào để đảm bảo lợi ích cho khách hàng?

Để đảm bảo quyền lợi của khách hàng, luật pháp nghiêm cấm đại lý bảo hiểm có những hành vi làm tổn hại đến lợi ích của khách hàng và cạnh tranh không lành mạnh. Mục 6 Điều 47, điểm 4 Thông tư 124/2012/TT-BTC quy định rõ các hành vi bị cấm đối với đại lý bảo hiểm như sau:

c) Tranh giành khách hàng dưới các hình thức ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, đe dọa nhân viên hoặc khách hàng của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khác.

d) Khuyến mại khách hàng dưới hình thức bất hợp pháp như hứa hẹn giảm phí bảo hiểm, hoàn phí bảo hiểm hoặc các quyền lợi khác mà doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài không cung cấp cho khách hàng.

đ) Xúi giục bên mua bảo hiểm hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm hiện có để mua hợp đồng bảo hiểm mới.

8. Trách nhiệm của DNBH và đại lý bảo hiểm khi gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng tham gia bảo hiểm?

Đại lý bảo hiểm hoạt động theo sự ủy quyền của DNBH. Vì vậy hành vi của đại lý gây thiệt hại đến quyền lợi, lợi ích hợp pháp của khách hàng tham gia bảo hiểm vẫn thuộc về trách nhiệm của DNBH. Tuy nhiên, sau đó DNBH sẽ có kèm theo biện pháp xử lý thích hợp với đại lý vi phạm. Điều 88 Luật KDBH quy định:

” Trong trường hợp đại lý bảo hiểm vi phạm hợp đồng đại lý bảo hiểm, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm về hợp đồng bảo hiểm do đại lý bảo hiểm thu xếp giao kết; đại lý bảo hiểm có trách nhiệm bồi hoàn cho doanh nghiệp bảo hiểm các khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm. “

9. Các hành vi phạm các quy định về đại lý bảo hiểm sẽ được xử phạt như thế nào?

Theo điều 24 Nghị định 98/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về đại lý bảo hiểm như sau:

1. Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm như sau:

a) Làm đại lý cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài khác khi không được sự đồng ý bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài mà tổ chức, cá nhân đang làm đại lý.

c) Hoạt động đại lý bảo hiểm khi chưa ký hợp đồng đại lý hoặc khi hợp đồng đại lý bảo hiểm hết hiệu lực.

2. Phạt tiền từ 60 triệu đồng đến 70 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm như sau:

a) Hoạt động đại lý bảo hiểm khi không đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật.

b) Thực hiện các công việc ngoài nội dung hoạt động đại lý theo quy định của pháp luật.

c) Thực hiện các công việc ngoài nội dung được ủy quyền trong hợp đồng đại lý bảo hiểm.

d) Thay mặt bên mua bảo hiểm đàm phán hợp đồng bảo hiểm với chính doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài mà tổ chức, cá nhân đang làm đại lý.

3. Phạt tiền từ 70 triệu đồng đến 80 triệu đồng đối với cơ sở đào tạo đại lý thực hiện một trong những hành vi vi phạm như sau:

a) Đào tạo đại lý bảo hiểm chưa đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

b) Không tuân thủ nội dung, chương trình đào tạo đại lý đã được Bộ tài chính phê chuẩn về thời gian đào tạo, cán bộ đào tạo, cơ sở vật chất để đào tạo

c) Cấp chứng chỉ đại lý bảo hiểm không đúng quy định của pháp luật.

4. Phạt tiền từ 90 triệu đồng đến 100 triệu đồng: đối với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài sử dụng tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động đại lý bảo hiểm mà không đảm bảo các điều kiện và nguyên tắc hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng chứng chỉ đại lý bảo hiểm của cá nhân từ 02 tháng đến 03 tháng, đình chỉ hoạt động đại lý bảo hiểm của tổ chức từ 02 tháng đến 03 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2 điều này

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm b, điểm c khoản 3 điều này.

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2, khoản 3 điều này.

c) Buộc hủy kết quả đào tạo đại lý bảo hiểm đối với vi phạm quy định tại điểm b, điểm c khoản 3 điều này

d) Buộc đình chỉ hoạt động đào tạo đại lý đối với cơ sở đào tạo từ 01 tháng đến 03 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 3 điều này.

10. Đại lý bảo hiểm có được nhận hoa hồng bảo hiểm đối với các dịch vụ bảo hiểm thông qua hình thức đấu thầu (đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh, chỉ định thầu cho các dự án, tài sản mà vốn nhà nước trên 30 %) hay không?

Theo khoản 4 điều 41 thông tư số 124/2012/TT-BTC quy định:

Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài không được trả hoa hồng đại lý bảo hiểm trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài cung cấp dịch vụ bảo hiểm thông qua các hình thức đấu thầu theo quy định tại Điều 23 và Điều 24 Nghị định số 123/2011/NĐ-CP.

Điều 23. Đối tượng đấu thầu

Chủ đầu tư các dự án sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên, chủ sở hữu hoặc sử dụng tài sản thuộc sở hữu nhà nước và của doanh nghiệp nhà nước khi tham gia bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm đối với dự án, tài sản hoặc hoạt động của mình (trừ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới) phải thực hiện đấu thầu lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài cung cấp bảo hiểm.

Điều 24 Nghị định số 123/2011/NĐ-CP quy định:

1. Căn cứ vào dự toán về phí bảo hiểm, các đối tượng quy định tại điều 23 nghị định số 123/2011/NĐ-CP lựa chọn hình thức đấu thầu đáp ứng quy định tại luật đấu thầu và các quy định sau:

a) Trường hợp phí bảo hiểm dưới 3 tỷ đồng Việt Nam, các đối tượng quy định tại điều 23 Nghị định này ( chủ đầu tư các dự án sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên, chủ sở hữu hoặc sử dụng tài sản thuộc sở hữu nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước khi tham gia bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với dự án, tài sản hoặc hoạt động của mình (trừ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới) phải thực hiện đấu thầu lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm) lựa chọn hình thức chào hàng cạnh tranh hoặc chỉ định thầu nếu đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại luật đấu thầu. Đối với đối tượng là doanh nghiệp bảo hiểm, nếu phí bảo hiểm dưới 500 triệu đồng thì được áp dụng hình thức tự thực hiện (tự bảo hiểm).

b) Trường hợp phí bảo hiểm từ 3 tỷ đồng trở lên, các đối tượng quy định tại điều 23 nghị định này áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi nếu đáp ứng đủ điều kiện quy định tại luật đấu thầu.

2. Thủ tục, trình tự đấu thầu thực hiện theo quy định hiện hành.

Như vậy, theo các quy định nêu trên thì Đại lý bảo hiểm không được nhận hoa hồng bảo hiểm thông qua hình thức đấu thầu (đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh, chỉ định thầu cho các dự án, tài sản mà vốn nhà nước trên 30%).

Hoạt Động Đại Lý Thương Mại Theo Pháp Luật Việt Nam

Phóng viên: Xin luật sư cho biết đại lý thương mại là gì, hiện nay có những hình thức đại lý nào và đặc điểm của các hình thức đại lý đó. Hình thức trung gian thương mại này có những đặc thù so với các hình thức trung gian thương mại khác? Luật sư Nguyễn Thanh Hà:

Theo Điều 166 Luật Thương mại năm 2005, Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.

Theo điều 169 Luật thương mại 2005 thì hợp đồng đại lý gồm các loại:- Đại lý bao tiêu là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn vẹn một khối lượng hàng hóa hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên giao đại lý. Trong trường hợp này mức thù lao được hưởng là mức chênh lệch giữa giá mua, giá bán, giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng so với giá do bên giao đại lý ấn định cho bên đại lý.

Có thể nói hình thức này thì bên đại lý có thể ấn định quyền quyết định giá mua, giá bán, giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng trên cơ sở giá giao dịch đại lý mà bên giao đại lý đã ấn định.

– Đại lý độc quyền là hình thức đại lý mà tại một khu vực đại lý nhất định bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một hoặc một số loại dịch vụ nhất định. Đây thường áp dụng cho những mặt hàng có tính chất điạ lý ví dụ như nước mắm Phú Quốc…

Các loại mặt hàng này đã có chỗ đứng trên thị trường và thương hiệu của họ đã được người tiêu dùng chấp nhận rồi thì việc đại lý độc quyền sản phẩm đó lại tăng thêm tính nâng cao chất lượng, đánh giá thương hiệu cao hơn cho sản phẩm đó.

– Đại lý hoa hồng: là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua bán hàng hóa theo giá mua bán do bên đại lý ấn định để được hưởng hoa hồng. Mức hoa hồng được tính theo tỷ lệ phần trăm do các bên thỏa thuận trên giá mua, giá bán hàng hóa đó.

Trong các văn bản pháp luật có cách hiểu, cách quy định rất khác nhau về đại lý nói chung và đại lý thương mại nói riêng.Quy định đại lý thương mại trong Luật thương mại 2005 khác với quy định đại lý trong nhiều luật chuyên ngành.

Tuy nhiên trong nhiều luật chuyên ngành, đại lý lại được hiểu theo phương diện chủ thể,(người thực hiện hoạt động thương mại). Ví dụ điều 84 Luật kinh doanh bảo hiểm: đại lý bảo hiểm là tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo hiểm để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của luật này.

Do đó, tư cách của người đại lý theo các văn bản này giống với tư cách của người đại diện cho thương nhân chứ không phải với tư cách của người đại lý trong hoạt động đại lý thương mại quy định trong Luật thương mại 2005.

Do đó, các cơ quan nhà nước cũng cần xem xét lại việc pháp luật dùng cùng một tên gọi, một khái niệm là đại lý để tránh tình trạng nội dung của chúng lại không đồng nhất như đã nêu ở trên. Từ đó dẫn tới sự hiểu lầm, gây khó khăn trong thực tiễn áp dụng pháp luật, đặc biệt là khi có tranh chấp xảy ra.

Ngoài ra, các quy định bảo vệ bên đại lý chưa được quan tâm, trong khi cách quản lý của chúng ta là hạn chế nước ngoài đầu tư hệ thống đại lý phân phối, điều này gây thiệt hại cho chính doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước và không thuận lợi cho ai cả. Vì thế mong rằng Bộ Công thương và các cơ quan chức năng nhanh chóng nghiên cứu để tăng cường đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực phân phối, đại lý.

Đại Lý Hải Quan Hải Phòng

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính đến đầu tháng năm 2017, có hơn 900 doanh nghiệp đã được công nhận là đại lý hải quan. Tính đến 05/2017, Hồ Chí Minh; Hà Nội; Hải Phòng là ba khu vực có số lượng đơn vị tham gia đông nhất. Trong đó có 121 đại lý hải quan tại Hải Phòng

Bối cảnh kinh tế hội nhập đem lại nhiều cơ hội cho các ngành nghề kinh tế, trong đó có ngành đại lý hải quan

Nên hay không nên thành lập thành lập đại lý hải quan tại Hải Phòng

Xét về tiềm năng của thành phố cảng Hải Phòng:

Trải qua nhiều năm lịch sử, thành phố hoa phượng đỏ Hải Phòng cổ xưa trong trí nhớ giờ đã khoác lên mình nét đẹp hiện đại, phức hợp, đa chiều, và mang sức mạnh lớn về tiềm năng phát triển của mình.Về vị trí địa lý, Hải Phòng là thành phố cảng, là đầu mối giao thông đường biển quan trọng bậc nhất phía Bắc. Về kinh tế, Hải Phòng là thành phố lớn thứ ba cả nước, là nơi thuộc nhóm đầu cả nước có số đơn vị hoạt động xuất nhập. Về lĩnh vực Hải quan, sự thay đổi các quy định, quá trình thắt chặt, rà soát tránh buôn gian bán lận, tạo điều kiện cho đại lý hải quan thể hiện năng lực chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn của mình nhiều hơn.

Hải Phòng – thành phố cảng – thành phố của hoạt động xuất nhập khẩu

Xét về vai trò đại lý hải quan với doanh nghiệp:

Sau khi thấy được tầm quan trọng của đại lý hải quan, làm sao doanh nghiệp của tôi mở rộng sang đại lý hải quan?

Để được phép mở đại lý hải quan, doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo điều 20 Luật Hải quan. Sau đó, doanh nghiệp hãy nộp một bộ hồ sơ gồm các chứng từ sau lên Tổng cục hải quan và chờ xét duyệt:

1 Bản chính về thông báo điều kiện hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan.

1 bản chụp về giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hay chứng từ tương tự

1 bộ hồ sơ đề nghị cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan.

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: [ 🇻🇳 Văn phòng Việt Nam ] CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN TIẾP VẬN MEKONG 597/5B Nguyen Kiem Street, Ward 9, Phu Nhuan District, Ho Chi Minh City, Vietnam Call Center: 1900 636 944 / 028 730 99499 Hotline: 0919 877 622 / 0917 465 096 Email: info@mkg.com.vn Website: chúng tôi / www.mekonglogistics.vn Fanpage: www.facebook.com/MekongLogs

[ 🇰🇭 Văn phòng Campuchia ] MEKONG LOGISTICS (CAMBODIA) LTD 17B Street 384, Sangkat Toul Svay Prey 1, Khan Chamkarmon, Phnom Penh, Cambodia. Call Center: [+855] 0236 222 999 Hotline: (+855) 0977 866 999 Email: cambodia@mkg.com.vn Website: chúng tôi / www.chanhxediCampuchia.com Fanpage: www.facebook.com/VanchuyenhangdiCampuchia

Đại Lý Hải Quan Hà Nội

Ngành hải quan tại khu vực Hà Nội một số thành tựu gì và phương hướng phát triển hiện nay. Đại lý hải quan Hà Nội sẽ cung cấp cho doanh nghiệp những dịch vụ gì? Nếu bạn quan tâm những nội dung trên, hãy dành vài phút để cùng tìm hiểu.

Dù đạt được những thành tựu nổi bật trong năm 2017, Cục hải quan vẫn không ngừng phấn đấu cải thiện bộ máy cơ cấu hành chính ngày càng tốt hơn

Thứ hai, dù đạt được những thành tựu nổi bật, Cục hải quan vẫn không ngừng phấn đấu cải thiện trong năm Mậu Tuất 2018. Hải quan Nội Bài rút gọn bộ máy từ 9 xuống còn 7 Đội. Cục hải quan Hà Nội còn không ngừng siết chặt công tác kiểm tra các hồ sơ miễn thuế hàng hoá nhập khẩu, công tác kiểm tra các vấn đề sau khi cho phép thông quan hàng hoá, đặc biệt là đơn vị đang và đã tăng cường kiểm tra sau thông quan đối với các mặt hàng thuộc luồng xanh.

Đại lý hải quan Hà Nội

Dưới sự bảo vệ về pháp lý của cục hải quan Hà Nội, hiện nay có khoảng 191 doanh nghiệp đã đăng ký thành công tư cách là đại lý hải quan tại Hà Nội.

Đại lý hải quan Hà Nội sẽ thay mặt doanh nghiệp làm việc trực tiếp với cơ quan hải quan trên cơ sở hợp đồng đã ký kết

Các dịch vụ của đại lý hải quan Hà Nội

Đại lý hải quan Hà Nội có thể cung cấp cho bạn những dịch vụ như sau: (Mọi dịch vụ đều có thể tuỳ nghi thay đổi, phụ thuộc vào quá trình bàn bạc và ký kết hợp đồng)

Tư vấn Luật Hải Quan, Thủ tục xuất nhập khẩu

Lập tờ khai điện tử đối với các loại mặt hàng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau

Tư vấn về các đối tượng phải làm thủ tục hải quan như: Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, vàng, kim loại quý; phương tiện vận tải đường bộ, sắt, hàng không, biển,…

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: [ 🇻🇳 Văn phòng Việt Nam ] CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN TIẾP VẬN MEKONG 597/5B Nguyen Kiem Street, Ward 9, Phu Nhuan District, Ho Chi Minh City, Vietnam Call Center: 1900 636 944 / 028 730 99499 Hotline: 0919 877 622 / 0917 465 096 Email: info@mkg.com.vn Website: chúng tôi / www.mekonglogistics.vn Fanpage: www.facebook.com/MekongLogs

[ 🇰🇭 Văn phòng Campuchia ] MEKONG LOGISTICS (CAMBODIA) LTD 17B Street 384, Sangkat Toul Svay Prey 1, Khan Chamkarmon, Phnom Penh, Cambodia. Call Center: [+855] 0236 222 999 Hotline: (+855) 0977 866 999 Email: cambodia@mkg.com.vn Website: chúng tôi / www.chanhxediCampuchia.com Fanpage: www.facebook.com/VanchuyenhangdiCampuchia