Top 5 # Nhiệm Vụ Của Đại Lý Lữ Hành Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Diananapkin.com

Lữ Hành Là Gì? Chức Năng Và Nhiệm Vụ Của Doanh Nghiệp Lữ Hành

Nói chung, các bạn có thể hiểu hoạt động lữ hành theo hai cách sau:

Hoạt động lữ hành theo nghĩa hẹp: Theo nghĩa hẹp, thì đây là thuật ngữ được dùng để chỉ về những hoạt động kinh doanh của ngành du lịch theo tính chất chọn gói với những hoạt động chính gồm có khách sạn, ăn uống, vui chơi giải trí… đối với hoạt động lữ hành, người ta giới hạn nó gồm có những hoạt động về tổ chức du lịch theo hình thức trọn gói.

Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp lữ hành

Chức năng của doanh nghiệp lữ hành

Là một đơn vị chính thực hiện kinh doanh, kiếm lợi nhuận từ những hoạt động của lữ dành nên doanh nghiệp lữ hành sẽ có những chức năng chính của mình bao gồm:

Theo đó, nhờ có chức năng này mà doanh nghiệp lữ hành chính cầu nối của bên cung với bên cầu trong du lịch, giữa những nhà cung ứng với những khách du lịch theo hoạt động của lữ hành đã được quy định trong đặc trưng của bên kinh doanh du lịch và sản phẩm du lịch. Doanh nghiệp lữ hành sẽ thực hiện chức năng sản xuất, với việc xây dựng lên những chương trình du lịch, sẽ trọn gói để phục vụ các nhu cầu từ khách hàng.

Ngoài những chức năng mà chúng tôi kể ở trên, doanh nghiệp lữ hành còn thực hiện việc khai thác những dịch vụ để có thể đáp ứng được yêu cầu từ khách hàng như: dịch vụ lưu trú, vận chuyển và ăn uống.

Nhiệm vụ của doanh nghiệp lữ hành

Doanh nghiệp lữ hành sẽ thực hiện tổ chức những hoạt động trung gian, tiêu thụ và bán sản phẩm từ nhà cung cấp dịch vụ, cho hoạt động du lịch. Xây dựng lên những điểm bán hàng, các đại lý để tạo nên một mạng lưới có thể phân phối các sản phẩm từ nhà cung cấp hoạt động du lịch tốt nhất. Bên cạnh đấy, nhiệm vụ của doanh nghiệp lữ hành dựa trên những cơ sở này để có thể xóa bỏ hoặc là rút ngắn đi khoảng cách của cơ sở kinh doanh hoạt động du lịch với lại khách du lịch.

Doanh nghiệp lữ hành cũng có nhiệm vụ, tổ chức những chương trình du lịch theo dạng trọn gói, những chương trình này được xây dựng lên mục đích tạo sự liên kết với sản phẩm du lịch như: lưu trú, vận chuyển, vui chơi giải trí,… thành một thể thống nhất và hoàn hảo nhất, để đáp ứng cho khách hàng sự hài lòng nhất về nhu cầu sử dụng của họ. Với những chương trình du lịch, được doanh nghiệp lữ hành xây dựng lên nó sẽ xóa bỏ đi toàn bộ khó khăn, các mối lo ngại mà khách du lịch đang sợ. Đồng thời, với sự chuyên nghiệp của mình, những dịch vụ doanh nghiệp du lịch đem đến cho khách sẽ là sự an tâm, tin tưởng về tính khả quan và thành công của chuyến du lịch này.

Nhiệm vụ cuối cùng mà doanh nghiệp lữ hành phải thực hiện chính là tổ chức, cung cấp những dịch vụ đơn lẻ đến khách hàng dựa trên những hệ thống dựa trên cơ sở, vật chất kỹ thuật đang có để đảm bảo được việc phục vụ cho nhu cầu từ khách hàng ở những khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng.

Để chức năng và nhiệm vụ của mình hoàn thành một cách hoàn hảo, lấy được sự tin tưởng từ khách hàng thì doanh nghiệp lữ hành cần phải làm việc một cách chuyên nghiệp, có mối quan hệ và xây dựng những dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách. Bên cạnh dịch vụ tốt, doanh nghiệp lữ hành cũng cần có đội ngũ nhân viên có sự hiểu biết, biết thuyết phục khách hàng và kiến thức sâu rộng về những địa điểm du lịch, dịch vụ du lịch cung cấp đến khách du lịch.

Điều Kiện Kinh Doanh Dịch Vụ Lữ Hành

1.1. Có phương án kinh doanh lữ hành; có chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế theo phạm vi kinh doanh được quy định, bao gồm:

1.1.1 Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam;

1.1.2 Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài;

1.1.3 Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.

1.2. Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế phải có thời gian ít nhất bốn năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành. Thời gian làm việc trong lĩnh vực lữ hành của người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành được xác định bằng tổng thời gian trực tiếp làm việc trong các lĩnh vực sau:

1.2.1 Quản lý hoạt động lữ hành;

1.2.2 Hướng dẫn du lịch;

1.2.3 Quảng bá, xúc tiến du lịch;

1.2.4 Xây dựng và điều hành chương trình du lịch;

1.2.5 Nghiên cứu, giảng dạy về lữ hành, hướng dẫn du lịch.

Thời gian làm việc trong lĩnh vực lữ hành của người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành được xác định thông qua giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nơi người đó đã hoặc đang làm việc; các giấy tờ hợp lệ khác xác nhận thời gian người đó làm việc trong lĩnh vực lữ hành.

1.3. Có ít nhất ba hướng dẫn viên được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế.

1.4. Có tiền k‎ý quỹ theo quy định của Chính phủ. Ký quỹ kinh doanh lữ hành quốc tế được quy định như sau:

1.4.1 Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế phải ký quỹ theo đúng quy định. Tiền ký quỹ của doanh nghiệp phải gửi vào tài khoản tại ngân hàng và được hưởng lãi suất theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ phù hợp với quy định của pháp luật.

1.4.2 Mức ký quỹ kinh doanh lữ hành quốc tế:

a) 250.000.000 đồng với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam;

b) 500.000.000 đồng với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài hoặc kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.

1.4.3 Tiền ký quỹ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế được sử dụng để giải quyết các vấn đề phát sinh trong trường hợp doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trong hoạt động kinh doanh lữ hành.

2. Điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế đối với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành có vốn đầu tư nước ngoài Điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế đối với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành có vốn đầu tư nước ngoài

1. Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế:

Doanh nghiệp nước ngoài được kinh doanh lữ hành tại Việt Nam theo hình thức liên doanh hoặc hình thức khác phù hợp với quy định và lộ trình cụ thể trong điều ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam là thành viên” đồng thời đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

1.1.1 Có phương án kinh doanh lữ hành, có chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế theo phạm vi kinh doanh là “kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam”.

1.1.2. Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế phải có thời gian ít nhất 4 năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành.

Thời gian làm việc trong lĩnh vực lữ hành của người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành được xác định bằng tổng thời gian trực tiếp làm việc trong các lĩnh vực sau:

– Quản lý hoạt động lữ hành;

– Hướng dẫn du lịch;

– Quảng bá, xúc tiến du lịch;

– Xây dựng và điều hành chương trình du lịch;

– Nghiên cứu, giảng dậy về lữ hành, hướng dẫn du lịch.

Thời gian làm việc trong lĩnh vực lữ hành của người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành được xác định thông qua giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nơi người đó đã hoặc đăng làm việc; các giấy tờ hợp lệ khác xác nhận thời gian người đó làm việc trong lĩnh vực lữ hành.

1.1.3. Có ít nhất 3 hướng dẫn viên được cấp thẻ hưỡng dẫn viên du lịch quốc tế.

1.1.4. Có tiền ký quỹ theo quy định của Chính phủ. Ký quỹ kinh doanh lữ hành quốc tế được quy định như sau:

1.1.4.1. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế phải ký quỹ theo đúng quy định. Tiền ký quỹ của doanh nghiệp phải gửi vào tài khoản tại ngân hàng và được hưởng lãi suất theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ phù hợp với quy định của pháp luật.

1.1.4.2. Mức ký quỹ kinh doanh lữ hành quốc tế: 250.000.000 đồng với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam.

1.1.4.3. Tiền ký quỹ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế được sử dụng để giải quyết các vấn đề về phát sinh trong trường hợp doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trong hoạt động kinh doanh lữ hành.

1.2. Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế phải có thời gian ít nhất bốn năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành.

1.2.1 Thời gian làm việc trong lĩnh vực lữ hành của người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành được xác định bằng tổng thời gian trực tiếp làm việc trong các lĩnh vực sau:

a) Quản lý hoạt động lữ hành;

b) Hướng dẫn du lịch;

c) Quảng bá, xúc tiến du lịch;

d) Xây dựng và điều hành chương trình du lịch;

đ) Nghiên cứu, giảng dạy về lữ hành, hướng dẫn du lịch.

1.2.2 Thời gian làm việc trong lĩnh vực lữ hành của người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành được xác định thông qua giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nơi người đó đã hoặc đang làm việc; các giấy tờ hợp lệ khác xác nhận thời gian người đó làm việc trong lĩnh vực lữ hành.

1.3. Có ít nhất ba hướng dẫn viên được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế.

1.4. Có tiền k‎ý quỹ theo quy định của Chính phủ. Ký quỹ kinh doanh lữ hành quốc tế được quy định như sau:

1.4.1 Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế phải ký quỹ theo đúng quy định. Tiền ký quỹ của doanh nghiệp phải gửi vào tài khoản tại ngân hàng và được hưởng lãi suất theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ phù hợp với quy định của pháp luật.

1.4.2 Mức ký quỹ kinh doanh lữ hành quốc tế:

a) 250.000.000 đồng với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam;

b) 500.000.000 đồng với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài hoặc kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.

1.4.3 Tiền ký quỹ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế được sử dụng để giải quyết các vấn đề phát sinh trong trường hợp doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trong hoạt động kinh doanh lữ hành.

3. Điều kiện đối với kinh doanh lữ hành nội địa Điều kiện đối vớikinh doanh lữ hành nội địa

1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa

Điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa

1.1. Có đăng ký kinh doanh lữ hành nội địa tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền.

1.2. Có phương án kinh doanh lữ hành nội địa; có chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa.

1.3. Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa phải có thời gian ít nhất ba năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành.

Thời gian làm việc trong lĩnh vực lữ hành của người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành được xác định bằng tổng thời gian trực tiếp làm việc trong các lĩnh vực sau:

1.3.1 Quản lý hoạt động lữ hành;

1.3.2 Hướng dẫn du lịch;

1.3.3 Quảng bá, xúc tiến du lịch;

1.3.4 Xây dựng và điều hành chương trình du lịch;

1.3.5 Nghiên cứu, giảng dạy về lữ hành, hướng dẫn du lịch.

1.3.6 Thời gian làm việc trong lĩnh vực lữ hành của người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành được xác định thông qua giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nơi người đó đã hoặc đang làm việc; các giấy tờ hợp lệ khác xác nhận thời gian người đó làm việc trong lĩnh vực lữ hành.

4. Điều kiện đối với kinh doanh đại lý lữ hành Điều kiện đối vớikinh doanh đại lý lữ hành

1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đại lý lữ hành

Điều kiện kinh doanh đại lý lữ hành

1.1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh đại lý lữ hành không được tổ chức thực hiện chương trình du lịch.

1.2. Đăng ký kinh doanh đại lý lữ hành tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền;

1.3. Có hợp đồng đại lý với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành.

1.3.1 Hợp đồng đại lý lữ hành phải được lập thành văn bản giữa bên giao đại lý là doanh nghiệp kinh doanh lữ hành

1.3.2 Bên nhận đại lý là tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện quy định như trên

Theo trang điện tử đăng ký kinh doanh

Hợp Đồng Đại Lý Lữ Hành

Hợp đồng đại lý lữ hành theo Luật số: 09/2017/QH14 quy định về tài nguyên du lịch, phát triển sản phẩm du lịch và hoạt động du lịch; quyền, nghĩa vụ của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch.

Điều 41. Hợp đồng đại lý lữ hành

Hợp đồng đại lý lữ hành phải được lập thành văn bản giữa bên giao đại lý là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành và bên nhận đại lý là tổ chức, cá nhân kinh doanh đại lý lữ hành.

Hợp đồng đại lý lữ hành phải có các nội dung sau đây: a) Tên, địa chỉ của bên giao đại lý và bên nhận đại lý; b) Chương trình du lịch, giá bán chương trình du lịch được giao cho đại lý, mức hoa hồng đại lý, thời điểm thanh toán; c) Quyền và trách nhiệm của các bên; d) Thời hạn hiệu lực của hợp đồng đại lý.

Trách nhiệm của bên giao đại lý lữ hành

Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng của bên nhận đại lý lữ hành.

Tổ chức thực hiện chương trình du lịch do bên nhận đại lý lữ hành bán; chịu trách nhiệm với khách du lịch về chương trình du lịch giao cho bên nhận đại lý lữ hành.

Trách nhiệm của đại lý lữ hành

Thông báo cho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh, địa điểm kinh doanh, thông tin về doanh nghiệp giao đại lý lữ hành.

Thực hiện việc bán chương trình du lịch đúng nội dung và đúng giá như hợp đồng đại lý; không được tổ chức thực hiện chương trình du lịch.

Lập và lưu giữ hồ sơ về chương trình du lịch đã bán cho khách du lịch theo quy định của pháp luật.

Treo biển đại lý lữ hành ở vị trí dễ nhận biết tại trụ sở đại lý.

Tư vấn Minh Châu cung cấp dịch vụ khai báo thuế kế toán. Dịch vụ thành lập công ty tại Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu,Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội và các tỉnh lân cận.

MINH CHAU TAX & ACCOUNTING GROUPHotline : 0937 603786 – 0937967242 (Zalo) Website : chúng tôi – chúng tôi – luatminhchau.vn

Công Ty Nước Ngoài Kinh Doanh Dịch Vụ Đại Lý Lữ Hành &Amp; Điều Hành Tour Du Lịch

Đại lý lữ hành và điều hành tour du lịch là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ này phải đáp ứng các điều kiện đó và phải tiến hành thủ tục đăng ký đầu tư, kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Quy trình thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ đại lý lữ hành và diều hành tour du lịch được tiến hành như sau:

Căn cứ pháp lý

WTO, FTAs, AFAS;

Luật đầu tư năm 2014;

Luật doanh nghiệp năm 2014;

Luật Du lịch 2017;

Điều kiện đầu tư:

Theo WTO, FTAs, AFAS: Không hạn chế, ngoại trừ:

Hình thức đầu tư: liên doanh;

Phạm vi hoạt động: tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được cung cấp dịch vụ đưa khách quốc tế vào Việt Nam (inbound) và lữ hành nội địa đối với khách vào du lịch Việt Nam như là một phần của du lịch đưa khách vào du lịch Việt Nam; không được kinh doanh dịch vụ đưa khách du lịch từ Việt Nam ra nước ngoài (outbound);

Hướng dẫn viên trong tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải là công dân Việt Nam.

Theo Pháp luật Việt Nam

Bên cạnh quy định tại Biểu cam kết dịch vụ của WTO thì nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện mà pháp luật Việt Nam quy định. Cụ thể, theo quy định của Luật du lịch năm 2017, từ ngày 01/01/2018 nhà đầu tư nước ngoài muốn kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa phải đáp ứng các điều kiện sau:

Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;

Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng;

Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.

Trình tự, thủ tục thành lập công ty Bước 1: Xin cấp giấy chứng nhận đầu tư

Nhà đầu tư xin cấp giấy chứng nhận đầu tư tại Cơ quan đăng ký đầu tư. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư bao gồm các tài liệu:

Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

Bản sao chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

Đề xuất dự án đầu tư;

Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

Đề xuất nhu cầu sử dụng đất hoặc bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;

Giấy ủy quyền cho Công ty luật Việt An thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

Bước 2: Đăng ký doanh nghiệp

Nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại bộ phận một cửa của Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Hồ sơ đề nghị bao gồm các tài liệu sau:

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

Điều lệ công ty;

Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc là công ty cổ phần);

Bản sao các giấy tờ: bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiều hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập; Bản sao quyết định thành lập công ty, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện pháp luật của tổ chức;

Giấy ủy quyền cho Công ty luật Việt An.

Sau khi nộp hố sơ tại sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, trong thời hạn 03 – 05 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ thì sở kế hoạch và đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Sau khi nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trong vòng 30 ngày kể từ ngày được công khai, doanh nghiệp phải thông báo công khai thông tin đăng ký kinh doanh trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 3: Khắc dấu và thông báo mẫu dấu

Công ty thực hiện khắc dấu và thông báo sử dụng mẫu dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh.

Bước 4: Xin cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa

Trước khi hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành và điều hành tour du lịch, Công ty phải nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở.

Hồ sơ đề nghị cấp phép bao gồm:

Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;

Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;

Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành;

Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định của pháp luật.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.