Top 8 # Mở Đại Lý Sữa Vinamilk Cần Bao Nhiêu Vốn Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Diananapkin.com

Mở Cửa Hàng Sữa Vinamilk Bao Nhiêu Vốn ( Kinh Nghiệm Mở Những Gì)

Sữa là một trong những mặt hàng thiết yếu được sử dụng trong đời sống hằng ngày. Đối tượng khách hàng mục tiêu mà mặt hàng này hướng đến đó chính là trẻ em. Các bậc cha mẹ sẽ rất quan tâm đến việc chọn loại sữa nào cho con mình để uống an toàn và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Có rất nhiều thương hiệu sữa nổi tiếng đang được tiêu thụ trên thị trường sữa Việt Nam nhưng có lẽ Vinamilk là thương hiệu sữa gần gũi và được nhiều người tiêu dùng tin dùng nhất.

Vì sao chúng ta nên chọn thương hiệu Vinamilk để kinh doanh?

Kinh nghiệm kinh doanh mở cửa hàng sữa – Lấy sữa từ đâu?

Sữa là thức uống dinh dưỡng các bậc phụ huynh, cha mẹ thường sử dụng cho con em của mình nên họ sẽ có yêu cầu khắt khe về chất lượng của sản phẩm. Bạn cũng cần đảm bảo điều này để không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của cửa hàng sữa mình. Nếu có sản phẩm không đảm bảo tại cửa hàng bị khách hàng phản ánh thì bạn sẽ mất đi rất nhiều khách hàng khác, đồng thời ảnh hưởng đến quá trình buôn bán của cửa hàng. Vì vậy, khâu chọn nguồn hàng đản bảo uy tín, chất lượng rất quan trọng.

Nếu phải chọn nơi nhập hàng, đồng thời đảm bảo uy tín hoạt động kinh doanh của cửa hàng sau này, mình nghĩ rằng bạn nên chọn nhập hàng từ công ty chính hãng hoặc đại lý phân phối khu vực. Chất lượng và giá nhập sẽ được đảm bảo hơn các nơi khác.

Mở cửa hàng sữa cần bao nhiêu vốn để kinh doanh?

Tùy theo quy mô và số lượng hàng bạn muốn nhập về để quyết định cần bao nhiêu vốn kinh doanh cửa hàng sữa. Để mở một cửa hàng sữa, chúng ta cần chi trả cho các khoản chi phí như:

+ Tiền thuê mặt bằng: nếu bạn chọn mặt bằng tại thành phố thì tiền thuê nhà khoảng 10 – 15 triệu/tháng. Tiền đóng cọc trước ba tháng sẽ rơi vào khoảng 30 – 45 triệu. Nếu nguồn vốn không đủ bạn có thể chủ động thương lượng với chủ nhà để có thể xin đóng theo từng tháng. Nếu thuê nhà tại nông thôn, tiền thuê sẽ khoảng 3 – 5 triệu/tháng. Tương tự, bạn cũng cần đóng trước 3 tháng tiền nhà.

+ Tiền mua đồ nội thất, đồ trưng bày: kệ trưng bày, tủ đựng sữa,…. Nếu quy mô kinh doanh lớn, bạn sẽ cần rất nhiều quầy và tủ đựng sữa, chi phí sẽ khoảng 50 triệu đồng. Còn nếu chỉ là một cửa hàng sữa nhỏ thì chi phí khoảng 30 triệu.

+ Tiền mua các thiết bị điện tử và phẩn mềm quản lý bán hàng: Sữa có rất nhiều dòng khác nhau như sữa tươi bịch, sữa tươi trong hộp, sữa bột, sữa theo từng hương vị,… Mỗi loại sữa có giá bán, hạn sử dụng khác nhau. Cho nên nếu chọn kinh doanh cửa hàng sữa, mình nghĩ rằng bạn nên đầu tư mua phần mềm quản lý bán hàng ngay từ đầu để hỗ trợ cho việc bán hàng, thống kê sổ sách và quản lý, kiểm tra hàng hóa. Bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc kiểm tra hạn sử dụng của từng loại sữa, hàng tồn và hàng đã hết để biết nên nhập bao nhiêu hàng và cần làm gì để nhanh bán hết lợi sữa sắp đến date. Nếu sử dụng phần mềm quản lý bán hàng, bạn sẽ cần dùng đến các thiết bị điện tử như máy tính, máy quét, máy in,… Chi phí mua thiết bị điện tử khoảng 30 triệu. Chi phí để mua phần mềm quản lý bán hàng khoản 5 – 10 triệu. Ngoài ra, bạn cần tính đến chi phí duy trì phần mềm quản lý bán hàng trong tương lai. Hãy hỏi trước với bên bán phần mềm để lên dự toán trước cho phần duy trì hoạt động của phần mềm quản lý bán hàng.

+ Tiền nhập hàng: tùy vào quy mô mà bạn nên nhập bao nhiêu hàng. Thời gian đầu với quy mô nhỏ thì mình nghĩ rằng bạn nên nhập khoảng 100 – 150 triệu tiền hàng thôi để thăm dò nhu cầu khách hàng trước đã. Nếu nhu cầu khách hàng cao bạn vẫn có thể nhập hàng về tiếp để kinh doanh như vậy sẽ giúp hạn chế được việc hàng bị tồn. Nếu quy mô kinh doanh lớn thì tiền nhập hàng có khi từ 300 triệu – 500 triệu.

+ Vốn dự phòng kinh doanh: Bạn nên để riêng một phần tiền để làm vốn dự phòng, khi có sự cố xảy ra có thể sử dụng để xoay vòng vốn và duy trì hoạt động kinh doanh của cửa hàng.

Nguồn: bytuong

Kinh Nghiệm Mở Cửa Hàng Sữa, Đại Lý Sữa Cần Bao Nhiêu Vốn

Kinh doanh đại lý sữa theo dạng mở cửa hàng sữa khá phổ biến tại Việt Nam, tuy nhiên xu hướng kinh doanh mô hình này vài năm trở lại đây có những nét thay đổi đáng kể về mô hình lẫn xu hướng tiêu dùng.

Không khó để chúng ta có thể nhận ra mô hình kinh doanh mở cửa hàng sữa là gì? Đương nhiên là mô hình kinh doanh tập trung vào các loại sữa trên thị trường cho người tiêu dùng có thể là thuần sữa bột, hoặc bao gồm cả sữa bột và sữa nước.

Tuy nhiên mở cửa hàng sữa là mô hình kinh doanh khá đa dạng, và người kinh doanh cần phải nghiên cứu thật kỹ, hiểu sâu sắc về mô hình minh đáng có ý định kinh doanh thì cơ hội thành công mới cao được.

Theo kinh nghiệm của tôi thì thấy đây là mô hình kinh doanh khá mở, nên không căn ke về đối tượng đầu tư kinh doanh mở cửa hàng sữa, nhưng hòa chung với yếu tố đối tượng khách hàng mục tiêu là trẻ em và các mẹ bỉm sữa thì người kinh doanh là các bà mẹ bỉm sữa, chị em phụ nữ văn phòng yêu thích kinh doanh sẽ là phù hợp hơn.

Một cách chắc chắn đối với mô hình kinh doanh theo dạng đại lý sữa mở cửa hàng sữa này thì đối tượng khách hàng mục tiêu chính là nhóm đối tượng tiêu dùng phần lớn là trẻ em, tuy nhiên người kinh doanh cần phải hiểu rõ một vấn đề rất quan trọng từ kinh nghiệm thực tế cho những người mở cửa hàng sữa kinh doanh mô hình này và phân biệt được một cách rõ ràng đối tượng khách hàng mục tiêu và đối tượng mua hàng.

* Đối tượng khách hàng mục tiêu: Trẻ em

* Đối tượng mua hàng: Mẹ bỉm sữa

Xuất phát từ nhu cầu và ý tưởng mở cửa hàng sữa, và ghim sẵn sản phẩm “sữa” vào trong đầu, đặc biệt là các bà mẹ bỉm sữa ý tưởng kinh doanh mô hình này xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng cho con cái, nhưng trong kinh doanh không đơn thuần như vậy? Nên khi các bà mẹ bỉm sữa kinh doanh gì? là thường hay nghĩ ngay tới mô hình mở cửa hàng sữa bỉm để kinh doanh.

Tức đây là mô hình chỉ thuần túy kinh doanh sữa bột, có thể là chuyên các loại sữa bột nội địa và nhập khẩu.

Để mở cửa hàng sữa bột này vốn không cần quá lớn và diện tích cửa hàng cũng không cần phải quá rộng. Với diện tích mặt bằng kinh doanh chỉ từ 30m2 cùng với số vốn tiền hàng lớn hơn 200 triệu là người kinh doanh hoàn toàn có thể setup cho mình một cửa hàng chuyên sữa bột rồi.

tuy nhiên trước khi xây dựng mô hình kinh doanh này, thì cần phải đọc phần tư vấn mở cửa hàng sữa tại nội dung phía dưới để hiểu rõ hơn về thông tin kinh doanh sữa có lời không?

Mô hình chuyên kinh doanh sữa bột này có yếu điểm cơ bản là quy mô cửa hàng thường nhỏ, tuy nhiên lợi nhuận lại khá thấp, số lượng đơn hàng trong ngày thường thấp.

Ngoài ra có thể mở cửa hàng sữa theo dạng mô hình cửa hàng chuyên sữa bột quy mô lớn, đây chính là key chính để tồn tại và phát triển đối với mô hình cửa hàng chuyên kinh doanh sữa bột – Mô hình lớn, phải là mô hình cửa hàng quy mô lớn mới có thể hưởng được các chính sách tốt nhất của các hãng sữa như: hỗ trợ PG, tiền trưng bày, tiền tích lũy, tổ chức sự kiện marketing…

Về cơ bản thì mở cửa hàng sữa theo mô hình này không khác mấy so với mô hình chuyên sữa bột phía trên, chỉ là có mở rộng ra kinh doanh thêm bỉm trong list danh sách sản phẩm kinh doanh.

Tuy nhiên đặc điểm kinh doanh của bỉm cũng thuộc nhóm lợi nhuận không cao, nhưng dù sao thì đã kinh doanh sữa bột thì bắt buộc phải kinh doanh thêm cả bỉm rồi vì chúng là hai ngành hàng gắn bó khăng khít với nhau.

Nâng tầm thêm cửa hàng sữa bỉm về mô hình kinh doanh chính là cửa hàng mẹ và bé, đây có vẻ chính là mô hình mở cửa hàng sữa hiệu quả hơn so với hai mô hình phía trên.

Bởi hiểu ngắn gọn thì đối với các loại sữa bột và bỉm phổ thông thì lợi nhuận khá thấp, nên tại mô hình kinh doanh mẹ và bé mở rộng ra thêm rất nhiều dòng sản phẩm, thậm trí ngành hàng mang lại lợi nhuận cao hơn.

Nếu có lượng vốn đủ lớn thì thay vì mở cửa hàng sữa, hay đại lý sữa bột thuần túy bạn nên đầu tư xây dựng mô hình kinh doanh mẹ và bé, chắc chắn nó sẽ tối ưu hơn rất nhiều cho người kinh doanh chỉ thuần túy theo dạng đại lý sữa kinh doanh mở cửa hàng sữa đơn thuần, với kinh nghiệm kinh doanh và tư vấn cho hàng ngàn cửa hàng của tôi, dám chắc với bạn đây là mô hình tối ưu hơn rất nhiều so với hai mô hình phía trên.

Để hiểu rõ hơn về mô hình kinh doanh mẹ và bé này làm thế nào để kinh doanh hiệu quả, thành công và có lãi, có lẽ bạn cần đọc bài viết của tôi chuyên sâu về mô hình kinh doanh mẹ và bé này rồi.

Mở đại lý sữa kinh doanh cần bao nhiêu vốn chính là câu hỏi của người kinh doanh khi mới chân ướt chân ráo khởi đầu công việc kinh doanh của mình?

Thường thì chi phí mặt bằng này bao gồm: Tiền đặt cọc và đóng tiền nhà đợt đầu ( 3 tháng, hoặc 6 tháng).

Các hạng mục đầu tư cở vật chất mở cửa hàng sữa bao gồm:

– Chi phí sang sửa lại mặt bằng (nếu có)

– Chi phí đầu tư các hạng mục điện nước mạng

– Đầu tư các loại tủ mát, tủ đông (có thể mượn từ các hãng)

– Giá kệ siêu thị phù hợp với mô hình

– Thiết bị bán hàng: Phần mềm, máy đầu đọc mã vạch, máy in phiếu bán hàng.

Mở đại lý, mở cửa hàng sữa thì vốn đầu tư tiền hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất, đây là khoản vốn đầu tư chính để mở cửa hàng sữa kinh doanh thành công, thường chiếm tới 70% tổng vốn đầu tư, và đương nhiên trong quá trình setup mở cửa hàng cần ưu tiên cho việc đầu tư vào tiền hàng, bởi cốt lõi doanh thu từ hàng hóa mà ra.

– Chi phí tổ chức khai trương, sự kiện

Lại thêm một câu hỏi khá đau đầu với người kinh doanh lẫn người tư vấn: Mở đại lý sữa có lời không? Đương nhiên là có lời rồi, đã kinh doanh là sẽ có lời, tuy nhiên người kinh doanh cần phải hoạch toán hoạt động kinh doanh của mình xem có thực sự hiệu quả hay không?

Để biết được mô hình kinh doanh mở cửa hàng sữa của mình có hiệu quả hay không thì bạn cần phải lấy lãi gộp từ hoạt động kinh doanh và trừ đi các khoản chi phí để duy trì hoạt động kinh doanh của mình.

Về cơ bản thì các loại chi phí hoạt động tại cửa hàng đại lý sữa không khác gì so với kinh doanh mô hình siêu thị mini, để hiểu về chi phí hoạt động và cách tối ưu nó thì bạn nên tham khảo bài viết này

Như nói ở trên thì nên xây dựng mô hình kinh doanh mẹ và bé thay vì mở cửa hàng sữa kinh doanh thuần túy, bởi đối với các sản phẩm sữa bột và bỉm phổ thông thì tỷ suất lợi nhuận khá thấp, trung bình từ 2-5%/ sản phẩm.

Nên để tối ưu lợi nhuận cũng như hiệu quả kinh doanh thì cửa hàng cần phải mở rộng và tập trung kinh doanh thêm các sản phẩm mang lại lợi nhuận cao như: Đồ chơi, sữa ngoại, phụ kiện cho mẹ và bé, thời trang.

Bên cạnh đó, để giải quyết bài toán mở đại lý sữa có lời không, thì người kinh doanh cần phải đa dạng kênh bán hàng cũng như cách thu hút khách hàng tới cửa hàng của mình.

Đây là nhu cầu của nhiều người đang có kế hoạch kinh doanh mô hình này, muống làm đại lý sữa Vinamilk cũng không phải là điều quá khó khăn. Tuy nhiên, để giải quyết bài toán muốn là đại lý sữa Vinamilk là dựa trên ý tưởng nào?

Muốn làm đại lý sữa Vinamilk theo hình thức giống như các cửa hàng kinh doanh phổ thông và nhập hàng thương hiệu Vinamilk về kinh doanh hay là muốn làm đại lý sữa vinamilk theo hình thức đại lý của cửa hàng Giấc Mơ Sữa Việt của Vinamilk?

Ý đầu tiên nếu chỉ đơn thuần là đại lý thuần túy có kinh doanh các sản phẩm sữa từ thương hiệu Vinamilk thì quá đơn giản, chỉ cần tìm làm việc với đội ngũ sales, nhà phân phối Vinamilk tại địa phương mình là bạn hoàn toàn đã là đại lý sữa vinamilk rồi.

Tiếp theo nếu bạn có nhu cầu mở cửa hàng sữa theo hình thức hợp tác với Vinamilk để kinh doanh cửa hàng giấc mơ sữa việt thì bắt buộc bạn phải liên hệ với Hotline của bộ phận tìm đại lý của kênh phát triển cửa hàng Giấc Mơ Sữa Việt.

Điều kiện mở cửa hàng sữa không quá phức tạp, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước sau đây là hoàn toàn có thể tự mình setup được một cửa hàng sữa và bắt tay vào hoạt động kinh doanh khai thác hiệu quả rồi.

Đầu tiên bạn bắt buộc phải có mặt bằng để có thể mở cửa hàng sữa và dùng nó để quảng bá hình ảnh cửa hàng của mình đến người tiêu dùng. Tất nhiên chẳng có gì tuyệt vời hơn khi bạn là người có sẵn mặt bằng kinh doanh tại nhà mình.

Lứu ý trong quá trình tìm kiếm mặt bằng nếu bạn phải đi thuê, bởi mô hình kinh doanh này là mô hình kinh doanh địa điểm, nên địa điểm kinh doanh đóng vai trò quan trọng quyết định tới tính hiệu quả chung của cả mô hình. Nên bạn cần phải tìm một mặt bằng kinh doanh có đông dân cư, đặc biệt là những nơi mà có tệp khách hàng tiềm năng như: Bệnh viện, nhà trẻ, trường hợ cấp 1, mẫu giáo …

Để làm thủ tục đăng ký kinh doanh mô hình này không quá phức tạp, bạn chỉ cần nên làm việc với cơ quan thuế nhờ họ tư vấn và hướng dẫn thủ tục đăng ký kinh doanh.

Tiếp theo là bạn cần phải hoàn thiện mặt bằng kinh doanh của mình đễ sẵn sàng lắp các trang thiết bị, giá kệ và hàng hóa nhằm chuẩn bị cho khâu bán hàng của mình.

Tiếp theo là bạn cần làm việc với các đơn vị cung cấp trang thiết bị như: An ninh, giá kệ, thiết bị bán hàng, các hạng mục cơ sở vật chất khác.

Tiếp theo là bạn tìm kiếm thông tin các nhà cung cấp hàng sữa bột tại địa phương của mình, hoặc nhập hàng từ kênh buôn hàng hóa.

Giai đoạn đầu bạn nên nhập số lượng ít, mỗi loại từ 2-6 lon thôi, gọi là đủ trưng bày mặt. Đó là kinh nghiệm tối ưu vốn đối với mô hình kinh doanh sữa này.

Sau khi có thông tin các nhà cung cấp và lên đơn đặt hàng, nhận hàng thì tiếp tục công việc trưng bày hàng hóa lên kệ.

Để người tiêu dùng, khách hàng biết tới hoạt động kinh doanh của cửa hàng mình thì bạn cần phải có một kế hoạch quảng bá cửa hàng tới khách hàng một cách hiệu quả, đó cũng chính là cách mà để nhanh chóng cửa hàng của bạn đạt điểm hòa vốn, hay nói cách khác là thoát lỗ đó.

Thời điểm tổ chức khai trương cửa hàng chính là thời điểm quan trọng, đánh dầu việc hoàn thành làm đại lý sữa cho các nhà cung cấp và hoàn thành việc mở cửa hàng sữa đưa vào khai thác hoạt động kinh doanh.

Để kinh doanh đại lý sữa theo dạng mở cửa hàng sữa thì vai trò của việc trưng bày hàng hóa tại cửa hàng sữa là vô cùng quan trọng, theo kinh nghiệm hướng dẫn cách trưng bày cửa hàng sữa, tốt nhất bạn nên dùng kệ đúng chủng loại đối với mô hình kinh doanh sữa, chứ không phải kệ dành cho mô hình kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa.

Nếu có điều kiện thì có thể thuê thiết kế hoặc dùng các loại kệ chuyên dụng cho mô hình kinh doanh sữa, nó trông sẽ bắt mắt và tạo điểm nhấn cho cửa hàng.

Khoảng cách lối đi nên để rộng ra một chút để có thể tạo khoảng không gian mua sắm cho người tiêu dùng.

Để dễ hình dung hơn về cách trưng bày cửa hàng sữa thì tốt nhất là bạn nên tham khảo tại các cửa hàng có cùng mô hình kinh doanh để tham khảo, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM.

Mô hình kinh doanh sữa bột trẻ em này cần có cách kinh doanh, bán hàng mà ở đó điểm nhấn chính là việc tư vấn về sản phẩm đang được bày bán tại cửa hàng, chỉ có tư vấn thì cơ hội mở cửa hàng sữa kinh doanh mới có cơ hội thành công.

Đối với các sản phẩm dinh dưỡng nói chung và sản phẩm sữa bột, đồ dùng trẻ em nói riêng thì vai trò của nhân viên bán hàng trong việc tư vấn sản phẩm rất quan trọng.

Người bán hàng cần phải hiểu rõ, thậm trí sâu sắc về các thông tin sản phẩm để có thể tự tin tư vấn cũng như mang lại giá trị, giải pháp cho người tiêu dùng.

Mở Đại Lý Sơn Dulux Cần Bao Nhiêu Vốn

Vậy mở đại lý sơn dulux cần bao nhiêu vốn? Số vốn ban đầu bỏ ra cho việc mở đại lý sơn chưa phải là tất cả những gì bạn phải suy nghĩ tới mà phải nghĩ tới nhũng bước tiến xa hơn. Nguồn vốn sẽ có thể từ một thành viên hay là hợp cổ phần nhiều thành viên lại với nhau để vốn mạnh hơn.

Vốn sẽ gồm tiền mặt và vốn lưu động ròng, tiền mặt bạn đã hiểu nhưng vốn lưu động vòng là vốn như thế nào? Vốn lưu động ròng là dòng vốn bạn sử dụng để tạo ra tiền, xoay tiền theo một chu kì mua đi bán lại hoặc làm sao cho tiền đẻ ra tiền theo một vòng nhất định, đây là ngôn ngữ dễ hiểu nhất cho những ai không chuyên ngành về tài chính.

►Bảng giá sơn dulux

Vậy nên để biết mở đại lý sơn dulux cần bao nhiêu vốn bạn phải có quỹ tiền mặt từ 50 tới 200 triệu chuẩn bị cho việc trang trí lấy hàng đợt đầu tiên về, bảng hiệu của đại lý,…đồng thời bạn phải có một khoản dự trù tài chính riêng chuẩn bị cho việc xoay vòng vốn như tiền ngoài thị trường chưa lấy về kịp hoặc những khoản rủi ro mà bạn phải gánh lấy nữa. Kinh doanh phải chấp nhận rủi ro, và rủi ro sẽ tỉ lệ thuận với lợi nhuận.

Mở đại lý sơn Dulux cần bao nhiêu tiền là câu hỏi của cực kì nhiều người

Bạn cũng phải biết rằng, mở đại lý sơn dulux sẽ cần nhiều bước:

– Đăng kí làm đại lý với hãng, chuẩn bị giấy tờ hồ sơn theo yêu cầu để được kí đại lý sơn dulux.

– Đặt cọc máy pha màu và tiếp tục lấy đơn hàng đầu tiên(tùy theo cấp đại lý mà bạn muốn đăng kí).

Công việc sau này bạn phải làm là tiến hành tìm đầu ra cho sản phẩm, quy hoạch, ấn định những vùng thị trường mà bạn sẽ tấn công và đem đơn hàng về.

Công ty chúng tôi hoan nghênh quý khách mở đại lý sơn dulux, với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp trong lĩnh vực sơn lâu năm , chúng tôi cam đoan bạn sẽ thoát khỏi những băn khoăn khi muốn mở đại lý sơn nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu. Mạnh dạn gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.

Mở Đại Lý Vé Số Cần Bao Nhiêu Vốn

Mở đại lý vé số cần bao nhiêu vốn – Cách thức, kinh nghiệm mở đại lý vé số chưa biết cách mở đại lý vé số cần những gì và làm như thế nào, hãy tham khảo bài viết

Hiện nay, khi trò chơi xổ số đang ngày càng trở nên phổ biến với nhiều loại hình xổ số trong và ngoài nước thì nhu cầu trở thành đại lý vé số với những người muốn kinh doanh, cung cấp vé số cũng vô cùng lớn. Chính vì vậy có rất nhiều người vẫn thường đặt câu hỏi mở đại lý vé số cần bao nhiêu vốn hay muốn mở đại lý vé số cần những gì, cách thức, kinh nghiệm mở đại lý vé số…?

Để giúp cho bạn đọc có cái nhìn đầy đủ và toàn diện về một lĩnh vực kinh doanh vô cùng hấp dẫn này, chúng tôi sẽ gửi đến bạn thông tin về quy định mở đại lý vé số, một số kinh nghiệm mở đại lý vé số cho những người muốn mở đại lý vé số trong thời gian sắp tới.

Mở đại lý vé số cần bao nhiêu vốn là câu hỏi được nhiều người thắc mắc

Trước khi có ý định kinh doanh đại lý vé số, bạn cần nắm được khái niệm về vốn điều lệ. Vốn điều lệ của một công ty, đơn vị kinh doanh chính là tổng giá trị tài sản các thành viên/chủ sở hữu/các cổ đông sáng lập cùng góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty.

Vốn pháp định là số vốn tối thiểu mà bất cứ công ty nào khi thành lập cũng phải có do pháp luật quy định.

Theo quy định tại điểm b, khoản 1, điều 16, thông tư 75/2013/TT-BTC hướng dẫn chi tiết về hoạt động kinh doanh xổ số thì với ngành đại lý vé số sẽ không có điều kiện về vốn pháp định. Chính vì vậy, nếu cá nhân/ tổ chức muốn thành lập công ty hoặc đại lý vé số có thể đăng ký vốn điều lệ dựa trên các yếu tố như sau:

+ Quy mô kinh doanh của công ty trong tương lai;

+ Khả năng góp vốn của cá cổ đông/thành viên sáng lập hoặc chủ sở hữu của công ty.

Tùy thuộc vào quy mô mở đại lý mà bạn sẽ cần số vốn từ vài triệu đến hàng trăm triệu đồng

Tìm hiểu một vòng quanh các diễn đàn về xổ số, kinh doanh … bạn có thể dễ dàng bắt gặp những câu hỏi như cách mở đại lý vé số, muốn mở đại lý vé số thì cần những gì hay làm đại lý vé số như thế nào…? Thực chất sẽ không có một câu trả lời hoàn hảo và đúng cho tất cả mọi trường hợp trong vấn đề này. Bởi mở đại lý vé số còn phụ thuộc vào quy mô, số vốn, địa điểm hay đặc trưng văn hóa từng vùng miền.

Tổng kết lại một số kinh nghiệm của những người đã mở đại lý vé số thì trước tiên bạn cần chuẩn bị những bước sau:

– Hình thức kinh doanh vé số: Lấy sỉ từ nhà cung cấp hay đại lý cấp một …(tùy vào quy mô đại lý của bạn lớn hay nhỏ)

– Chuẩn bị địa điểm, mặt bằng kinh doanh.

– Dự kiến số lượng vé số bán ra mỗi ngày: Nếu bạn dự định có thể phân phối cho khoảng 10 người bán vé số dạo thì dự kiến số vé bán ra mỗi ngày là: 10 người x100 tờ/người =1.000 tờ.

– Chuẩn bị vốn: Số vốn này dựa trên số lượng vé số dự kiến bán ra, ví dụ dự kiến mỗi ngày bạn bán 1.000 vé thì số vốn cần chuẩn bị là: 1.000 tờ x10.000 đồng/tờ = 10.000.000 đồng.

– Dự kiến doanh thu ban đầu: 200 đồng/tờ x 1.000 tờ/ ngày = 200.000 đồng/ngày (6.000.000 đồng/tháng).

– Chuẩn bị kế hoạch thu hút người bán (phân phối vé số)

– Chuẩn bị phương án đề phòng những rủi ro có thể xảy ra.

– Dự kiến thời gian làm việc trong 1 ngày.