Top 3 # Làm Đại Lý Của Owen Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Diananapkin.com

Giờ Làm Việc Của Trung Tâm, Đại Lý Mobifone

Mobifone là một trong 3 nhà mạng lớn nhất Việt Nam hiện nay gồm: Viettel, Vinaphone và Mobifone. Số lượng người dùng dịch vụ của Mobifone rất lớn. Để phục vụ khối lượng khách hàng lớn đó ngoài có hệ thống chi nhánh, điểm giao dịch rộng khắp cả nước thì giờ làm việc của Mobifone là một yếu tố quan trọng giúp nhà mạng này chăm sóc khách hàng của mình.

Giờ làm việc của các trung tâm, điểm giao dịch Mobifone có sự khác nhau giữa từng khu vực địa điểm, vùng kinh tế. Tại những trung tâm kinh tế lớn thời gian làm việc của Mobifone trong ngày sẽ dài hơn những trung tâm, đại lý, điểm giao dịch đặt tại những khu vực ít có nhu cầu.

Cụ thể giờ làm việc của Mobifone như sau:

Giờ làm việc của điểm giao dịch Mobifone tại các thành phố lớn (Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Hải Phòng….) Thứ 2 đến thứ 6: 7h30 đến 18h ( có nơi đến 19h, 20h, 22h) Thứ 7 : 8h30 – 16h (có nơi đến 16h30, 17h)

Chủ nhật, lễ : Một số cửa hàng nếu có làm việc sẽ giao dịch từ 8h30 đến 16h (có nơi đến 17h) Các cửa hàng sẽ làm qua trưa không nghỉ nên khách hàng bất cứ lúc nào cũng có thể đến giao dịch trong thời gian làm việc của Mobifone Giờ làm việc điểm giao dịch của Mobifone tại các tỉnh, vùng ngoại ô

Thứ 2 đến thứ 6: 7h30 đến 17h (có nơi đến 17h30, 18h30) Thứ 7: 8h30 đến 13h (có nơi làm đến 16h30) Chủ nhật, lễ : Thông thường sẽ nghỉ

Các cửa hàng có nghỉ trưa nên khách hàng cần chọn thời điểm giao dịch vào buổi sáng hoặc chiều.

Tại các trung tâm điểm giao dịch điểm giao dịch của Mobifone đều có số điện thoại riêng để khách hàng liên lạc trước khi đến giao dịch.

Ngoài ra, nếu không biết số điện chính xác của điểm giao dịch đó bạn có thể gọi trực tiếp lên tổng đài Mobifone theo số 9090.

Hotline miền Bắc: 0904144144 Hotline miền Trung : 0905144144 Hotline miền Nam : 0908144144

Trên là thời gian làm việc của trung tâm, đại lý, các điểm giao dịch Mobifone.

Điều Kiện Làm Đại Lý Cấp 1 Của Unilever

Có thể thấy, một trong những ngành hàng được lựa chọn kinh doanh, xuất khẩu mạnh mẽ trong thời gian gần đây là hàng tiêu dùng nhanh và thực phẩm đóng gói. Các nhà kinh doanh thông thường sẽ tìm hiểu con đường để trở thành nhà phân phối lớn, ví như nhà phân phối P&G, đại lý cấp 1 của Unilever …. Từ đó hình thành nên một định hướng phát triển mới.

Nhắc đến Unilever, làm như thế nào để trở thành đại lý Unilever? đại lý cấp 1 Unilever yêu cầu những điều kiện gì…Với tư cách là một nhà phân phối Unilever tự do, Horeco rất muốn chia sẻ cho mọi người biết đến nó.

Đại lý cấp 1 là gì? Đại lý cấp 1 của Unilever.

Đại lý cấp 1 được hiểu là đơn vị phân phối hàng hóa, dịch vụ trực tiếp từ nhà sản xuất, có thể độc quyền hoặc không, tùy thuộc vào điều kiện trong hợp đồng đại lý. Đa phần các nhà sản xuất lớn điều chọn nhà phân phối độc quyền để ổn định thị trường sản phẩm của mình.

Đối với Unilever, họ cũng “chọn mặt gửi vàng” sản phẩm của mình ở các nhà phân phối chính thức. Những nhà phân phối đó được gọi là Đại lý cấp 1 của Unilever, chịu trách nhiệm về những kênh phân phối khác nhau. Dưới đại lý cấp 1 sẽ có các đại lý cấp 2, cấp 3…phân phối hàng hóa sản phẩm đến tay từng khách hàng.

Điều kiện làm đại lý cấp 1 của Unilever

Nhiều thương nhân khi quyết định đầu tư vào ngành hàng tiêu dùng cho rằng việc trở thành đại lý cấp 1 của Unilever sẽ có nhiều lợi thế và chiết khấu cao hơn. Điều đó không sai. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên lường trước về các điều kiện khắt khe về kho bãi, quy trình vận chuyển hàng hóa, doanh số tiêu thụ,…hãy xem điều kiện làm đại lý Unilever có gì?

Một số điều kiện làm đại lý Unilever mà chúng ta bắt buộc phải sẵn sàng là:

Chuẩn bị một nguồn vốn đủ mạnh để nhập hàng.

Triển khai nghiên cứu khu vực địa lý, kênh bán hàng, số lượng điểm bán tiềm năng, kế hoạch phát triển điểm bán…để làm gì? Để thiết lập thị trường tiêu thụ căn bản.

Chọn lựa các ngành hàng Unilever phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng trong khu vực bán buôn.

Lên các kế hoạch để đảm doanh số sản phẩm bán ra hàng tuần, hàng tháng, quý, và năm

Và một tinh thần sẵn sàng nếu không may bạn kinh doanh lỗ.

Những điều cần lưu ý khi đăng ký làm đại lý cấp 1 của Unilever:

Phải luôn luôn sẵn kho các mặt hàng bán chạy nhất của Unilever, những sản phẩm trải đều trong mỗi gia đình Viêt như: OMO, Comfort, P/S, Clear, Pond’s, Knorr, Lifebuoy, Sunsilk, VIM, Lipton, Sunlight, VISO, Rexona…

Đối với các mặt hàng mới, nên tìm hiểu: Tính cạnh tranh của hàng hóa cao hay thấp? Các chỉ tiêu yêu cầu như thế nào trong điều kiện phát triển sản phẩm? Ví dụ: Mức chiết khấu khi nhập hàng hóa, số lượng nhập kho, việc hoàn trả sản phẩm nếu bán không thành công. Thời gian đổi trả trong bao lâu?

Thông tin liên hệ với Unilever để liên lạc bất cứ khi nào. ❋ Thông tin liên hệ với Unilever Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam Địa chỉ: A2-3, Khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi, Huyện Củ Chi, Tp Hồ Chí Minh Điện thoại: (028) 3892024 Văn phòng đại diện: 156 Nguyễn Lương Bằng, Phường Tân Phú, Quận 7, Tp Hồ Chí Minh Điện thoại: (028) 54135686

Tìm đại lý Unilever nhập hàng ở đâu?

Như đã nói ở trên, việc trở thành đại lý cấp 1 của Unilever vừa là cơ hội vừa là thử thách đối với những nhân tố mới. Nếu chưa thực sự có nhiều kinh nghiệm hãy thử sức với các đại lý cấp thấp hơn thông qua kênh phân phối chính thức Unilever.

Nếu bạn đang ở khu vực phía bắc, có thể tìm đại lý cấp 1 của unilever tại hà nội để nhập hàng. Nếu bạn ở khu vực miền nam, có thể tìm kiếm các nhà phân phối tại chúng tôi Hoặc liên hệ trực tiếp với công ty cổ phần hàng tiêu dùng Horeco , đơn vị phân phối Unilever hàng đầu. Bảng giá và danh sách sản phẩm Unilever sẽ được gửi và tư vấn.

Ngoài ra, để tránh việc bị lừa đảo, chúng ta cũng nên xem xét thông tin doanh nghiệp trước khi nhập hàng.

Horeco – Đại lý Unilever số 1 tại Hồ Chí Minh.

Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Horeco là kênh phân phối hàng tiêu dùng cho chuỗi nhà hàng khách sạn lớn, các đại lý bán buôn, các công ty xuất khẩu, Việt kiều…Ngoài ra, Horeco cung cấp lượng hàng lớn cho các công ty cung cấp quà Tết cho công đoàn doanh nghiệp.

CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG TIÊU DÙNG HORECO Địa chỉ: Số 590-592 Liên Phường, Khu biệt thự Lucasta, P. Phú Hữu, Quận 9, Hồ Chí Minh Điện thoại: 0938.777.397 (ZALO/VIBER) Email: info@horeco.vn Website: https://horeco.vn/

Quy Trình Làm Hàng Nhập Của Forwarder

Bài này tôi viết về Quy trình làm hàng nhập của forwarder, dành cho nhân viên trong công ty dịch vụ giao nhận vận chuyển.

Nếu bạn là chủ hàng muốn tìm hiểu các bước, thì nên đọc Quy trình hàng nhập của chủ hàng.

Đứng vai trò bạn là nhân viên trong công ty forwarding thì các bước phối hợp giữa các bộ phận như sau:

Bước 1: Nhận chứng từ

Sau khi chốt lô hàng với khách hàng (K/H), nhân viên kinh doanh (Sales) chuyển file hoặc in chứng từ chuyển cho nhân viên khai thác (OPS) để kiểm tra thông tin.

Trong một số trường hợp, khách hàng gửi luôn bộ chứng từ mà không gửi file mềm.

Nhân viên Sales hoặc OPS tạo hồ sơ (Jobfile) cho lô hàng.

Bước 2: Kiểm tra chứng từ

2.1. Kiểm tra kĩ thông tin trên từng chứng từ: đây là bước không khó, nhưng khá hữu ích cho những bước sau trong cả quy trình làm hàng nhập của forwarder

Sales Contract (Hợp đồng mua bán): Kiểm tra số, ngày hợp đồng, phương thức thanh toán, điều kiện giao hàng, thông tin hàng hóa…

Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại): Kiểm tra số, ngày invoice, điều kiện giao hàng, đơn giá, trị giá…

Packing list (Chi tiết đóng gói): Kiểm tra trọng lượng, thể tích, số kiện, cách đóng gói…

Bill of Lading (Vận đơn): Kiểm tra số, ngày và nơi phát hành, tên tàu, số chuyến, số cont, chì, trọng lượng … Lưu ý xem có B/L gốc không, hay đã surrender / telex released.

Arrival notice (Giấy báo hàng đến).

Giấy giới thiệu của công ty chủ hàng (thường gửi sau, cùng bộ hồ sơ giấy).

2.2. Kiểm tra chéo số liệu giữa các chứng từ, chẳng hạn: đơn giá trong Hợp đồng & Invoice, lượng hàng giữa Hợp đồng, Packing List, B/L…

Hồ sơ chưa đầy đủ hợp lệ nếu: chứng từ không đầy đủ, hoặc thiếu thông tin trên chứng từ, hoặc thông tin trên các chứng từ không khớp nhau.

Nếu bộ hồ sơ đủ số lượng chứng từ, đủ thông tin cần thiết (để lên tờ khai hải quan), và thông tin trên các chứng từ khớp nhau, thì bộ chứng từ được coi là đầy đủ hợp lệ.

2.3. Nếu bộ chứng từ thiếu hoặc chưa hợp lệ, nhân viên OPS báo Sales đề nghị khách hàng bổ sung chỉnh sửa đến khi đầy đủ.

Lưu ý: Bước 2.2 và 2.3 cần thực hiện sớm, ngay sau khi nhận được file chứng từ, không chờ đến lúc lên tờ khai mới kiểm tra. Như vậy khách hàng mới biết và có thời gian để kịp bổ sung chỉnh sửa.

2.4. Tra cứu mã HS

Với K/H mới, loại hàng mới, cần tìm hiểu kĩ lưỡng thông tin tên hàng, công dụng, tính chất, chất liệu, loại hàng (đề nghị khách hàng cung cấp tờ khai trước đây, tra cứu trên mạng…). Mục đích là để xác định được mã HS và mô tả hàng hóa chính xác.

Với K/H truyền thống, cần kiểm tra lại mã HS xem còn phù hợp không.

Bước 3: Lên tờ khai hải quan

3.1. Lên tờ khai hải quan (TK) bằng phần mềm khai hải quan, sau khi kiểm tra chứng từ xong thì làm bước tiếp…

3.2. Kiểm tra lại TK trên phần mềm để đảm bảo nội dung chính xác:

Lưu ý những tiêu chí không được phép sửa trên TK (Cần kiểm tra hết sức cẩn thận)

Tên người xuất khẩu, địa chỉ, mã bưu điện.

Số bill, số cont, chì, ngày hàng đến, tên tàu chặng cuối, địa điểm dỡ hàng.

Số ngày invoice, phương thức thanh toán, điều kiện giao hàng, mã phân loại hóa đơn, mã phân loại TK trị giá

3.3. Tự tính số thuế phải nộp bằng file excel, gồm thuế nhập khẩu, VAT… Nếu khớp kết quả (hoặc sai số nhỏ, dưới 100 đồng) thì thực hiện bước tiếp theo, nếu chưa khớp kiểm tra ngay lại TK về thuế và đơn giá, trị giá, và điều chỉnh dữ liệu nếu cần thiết.

3.4. Phụ trách bộ phận OPS khác kiểm tra (độc lập) lại toàn bộ TK để đảm bảo nội dung trên TK được chính xác. Khi thấy thông tin chưa rõ ràng đầy đủ thì yêu cầu người khai giải thích rõ ràng. Nếu thấy đã ổn thì hoàn tất việc kiểm tra. Trường hợp 2 người chưa nhất trí thì báo cáo cấp trên để được hướng dẫn xử lý.

Sau khi cả 2 người (người khai và người kiểm tra) đều thấy nội dung TK đã chuẩn chỉnh thì chuyển sang bước tiếp.

3.5. Gửi TK in thử cho K/H kiểm tra và xác nhận. Bổ sung, chỉnh sửa TK theo yêu cầu của K/H, nếu thấy yêu cầu đó là hợp lý. Trong trường hợp thấy yêu cầu của khách hàng chưa hợp lý, chẳng hạn mã HS không chính xác để được mức thuế suất thấp, OPS cần giải thích rõ các phương án, và để khách hàng quyết định.

3.6. Truyền TK và nhận kết quả phân luồng từ hệ thống. Tùy theo tờ khai được phân luồng gì mà tiến hành các bước tiếp theo:

Luồng xanh: In TK, chờ khác hàng nộp thuế, sau đó đến HQ giám sát làm nốt thủ tục thông quan.

Luồng vàng: Phải mang TK và bộ hồ sơ lên cho hải quan kiểm tra hồ sơ. Nhân viên đi làm hiện trường phải đọc hồ sơ, và trao đổi với người lên tờ khai để nắm được thông tin về lô hàng, để có thể chủ động giải thích khi hải quan hỏi.

Luồng đỏ: Hải quan vừa kiểm tra hồ sơ vừa kiểm tra thực tế hàng hóa. Cần hiểu rõ về lô hàng, hỏi K/H xem hàng hóa thực tế có chuẩn chỉnh không, có nhãn mác đầy đủ không, quy cách đóng gói đơn vị, đặc điểm, tính chất, công dụng… như thế nào, để có phương án kiểm hóa thích hợp. Khi đi kiểm hóa, lưu ý mang theo một số dụng cụ cần thiết như: seal (chì niêm phong), dao rạch giấy, băng dính…

3.7. Nộp thuế nhập khẩu và VAT

Sau khi có kết quả phần luồng, gửi khách hàng file tờ khai để nộp thuế. Lưu ý: trong email, phải hướng dẫn khách hàng thông tin nộp thuế:

Cơ quan quản lý thu, vd: CHI CỤC HQ CK CẢNG ĐÌNH VŨ

Số TK kho bạc, vd: 7111

Tên kho bạc, vd: Ngô Quyền _ Hải Phòng

Lưu ý khách hàng: chỉ ghi 11 chữ số đầu tiên của TK trên giấy nộp thuế

Trường hợp khách hàng nhờ công ty bạn nộp thuế giúp, thì đề nghị họ chuyển tiền, và nộp thuế giúp họ. Điền thông tin vào giấy nộp thuế, kiểm tra cẩn thận tất cả các thông tin trước khi nộp cho ngân hàng/kho bạc. Trước khi ký nhận giấy nộp thuế gốc từ ngân hàng, kiểm tra một lần nữa các thông tin để đảm bảo tính chính xác.

Bước 4: Lấy lệnh hãng tàu / Forwarder (FWD)

4.1. Ứng tiền làm hàng. Gọi điện trước cho hãng tàu để hỏi về phí lấy lệnh, tiền cược cont, và lô hàng đã đủ điều kiện phát lệnh chưa.

4.2. Nếu bên vận tải biển là FWD thì cầm giấy giới thiệu và giấy báo hàng đến, bill gốc (nếu có) lên lấy ủy quyền rồi làm bước tiếp theo.

Trong trường hợp FWD đã lấy lệnh giao hàng (D/O – Delivery Order)của hãng tàu thì có thể bỏ qua bước 4.3, hoặc chỉ cần tới hãng tàu cược vỏ, tùy trường hợp.

Giấy báo hàng đến: 1 bản copy

Giấy giới thiệu: 1 tờ gốc

Chứng minh nhân dân: 1 bản copy

Bill hãng tàu: 1 bản copy

Thông tin xuất hóa đơn (hỏi nhân viên Sales cung cấp)

Khi lấy lệnh, bạn cũng nên để ý gia hạn và nộp phí gia hạn (nếu cần).

4.4. Sau khi lấy được lệnh trện hãng tàu hoặc FWD

Phải kiểm tra lại số cont, số chì, hạn lệnh.

Kiểm tra số tiền, mã số thuế, tên công ty, địa chỉ trên hóa đơn. (Nếu không khớp phải yêu cầu sửa trước khi kí lên hóa đơn)

4.5. Những chứng từ phải nhận được trước khi rời hãng tàu (tùy theo hãng) thường gồm:

Lệnh giao hàng có đóng dấu của hãng tàu: 2 bản;

Phiếu cược: 2 bản (hãng MOL chỉ có 1 bản);

MB/L có dấu hãng tàu: 1 bản

Các hóa đơn phí (local charge)

Phiếu thu tiền cược vỏ.

* Ghi chú: Bước 4 có thể làm song song với Bước 3.

Bước 5: Làm thủ tục thông quan

Có lẽ đây là bước quan trất trong quy trình làm hàng nhập của forwarder. Thường hay xảy ra trục trặc, vướng mắc phát sinh trong bước này. Do đó bạn cần phối hợp tốt với các bộ phận khác.

5.1. Chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan bao gồm

Tờ khai hải quan điện tử: 1 bản (in từ phần mềm)

Commercial Invoice: 1 bản photo có chữ ký Giám đốc và đóng dấu doanh nghiệp. Lưu ý: Ở Hải Phòng thì không được đóng dấu “Sao y bản chính”, nhưng ở Hà Nội và Tp. HCM thì lại phải có dấu “Sao y bản chính”);

Vận đơn: 1 bản HBL có dấu doanh nghiệp + 1 bản HBL có dấu FWD (nếu có) + 1 bản MBL có dấu của hãng tàu

Giấy đăng kí kiểm tra chuyên ngành: 1 bản gốc (nếu hàng phải kiểm tra chuyên ngành);

C/O: 1 bản gốc (nếu có);

Ngoài ra cần chuẩn bị sẵn những chứng từ khác như: Hợp đồng ngoại thương, Packing List, Chứng nhận chất lượng (C/Q)… khi cần có thể xuất trình để giải thích với cán bộ hải quan.

5.2. Cầm bộ hồ sơ đến hải quan tiếp nhận để được phân công cán bộ kiểm tra hồ sơ.

5.3. Nộp bộ hồ sơ tới người được phân công kiểm tra hồ sơ.

5.4. Hải quan tiếp nhận kiểm tra chứng từ:

Nếu hồ sơ không đầy đủ chuẩn chỉnh, hải quan sẽ đồng ý cho hàng được thông quan hoặc đem về bảo quản

Nếu hồ sơ cần bổ sung chỉnh sửa hoặc cần thêm thông tin thì người đi làm hiện trường sẽ liên hệ về văn phòng để được trợ giúp. Nếu văn phòng không có người trợ giúp thì phải trực tiếp quay về văn phòng thực hiện (rất ngại trường hợp này).

Hải quan trả lại: 1 TK hải quan điện tử đã thông quan, hoặc cho phép đưa hàng về kho bảo quản. Bạn cũng có thể lấy phản hồi từ phần mềm và in tờ khai từ máy tính của mình.

Nộp các khoản phí cần thiết: lệ phí tờ khai…

6.1. Sau khi làm thủ tục hải quan xong tại chi cục, cầm bộ TK đó xuống cảng đổi lệnh, hồ sơ bao gồm:

Lệnh giao hàng: 1 bản gốc + 1 bản copy

Giấy cược cont: 1 bản gốc

6.2. Nộp phí nâng hạ, đổi lệnh xong, kiểm tra lại số cont, chì.

6.3. Cảng trả lại những giấy tờ:

Phơi lệnh nâng

Hóa đơn nâng hạ (Lưu ý kiểm tra thông tin trên hóa đơn: Tên công ty, MST, địa chỉ…)

6.4. Kí hải quan giám sát: xuất trình TK gốc, TK copy, phơi lệnh nâng

Đưa nhà xe hoặc lái xe những chứng từ:

Phơi lệnh nâng

Biên bản giao hàng: 2 bản

Phiếu cược: 1 bản copy

Thông tin xuất hóa đơn nâng hạ (có thể ghi trên tờ cược)

Xe container lấy hàng tại cảng

Bước 8: Lấy cược & hoàn ứng

Sau khi giao hàng:

Liên hệ với nhà xe để lấy phơi phiếu.

Đổi hóa đơn hạ (nếu cần)

Sau khi lấy cược, nhân viên hiện trường làm phiếu hoàn ứng và thanh toán với công ty.

Bước 9: Trả kết quả kiểm tra chuyên ngành (nếu có) – kết thúc quy trình làm hàng nhập của forwarder

Trong một số trường hợp, hàng cần kiểm tra chuyên ngành (vd: kiểm dịch, đăng kiểm, an toàn thực phẩm…) và được tạm giải phóng về kho riêng bảo quản. Khi đó, nhân viên OPS theo dõi tiến độ hoàn thành giấy kiểm tra chất lượng, và lưu ý hạn nộp (trong vòng 30 ngày).

Sau khi có giấy kiểm tra chất lượng, nộp cho hải quan để thông quan tờ khai, và gửi tờ khai gốc cho khách hàng.

Chuyển từ Quy trình làm hàng nhập của forwarder về Vận tải Container Chuyển từ Quy trình làm hàng nhập của forwarder về Trang chủ

Điều Kiện Làm Đại Lý Của Unilever Như Thế Nào? Liên Hệ Ra Sao?

Giới thiệu về Unilever – Công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới

Unilever là tập đoàn đa quốc gia hàng đầu trên thế giới có trụ sở chính tại Anh và Hà Lan. Chuyên sản xuất các sản phẩm chăm sóc cá nhân, gia đình và đang mở rộng sang thị trường thực phẩm. Hiện nay thương hiệu đã phủ sóng hơn 150 quốc gia trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam.

Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam được chính thức thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1995, Unilever Việt Nam là một chi nhánh của tập đoàn Unilever toàn cầu. Hiện văn phòng đại diện đặt tại thành phố Hồ Chí Minh.

Có mặt tại Việt Nam từ năm 1995, Unilever – một trong những tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới của Anh và Hà Lan chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm chăm sóc cá nhân, gia đình và thực phẩm tại hơn 150 quốc gia

Với những cố gắng và chiến lược hợp lý Unilever Việt Nam đã chiếm được lòng tin của khách hàng trong nước, hiện nay các sản phẩm thuộc Unilever được nhiều gia đình lựa chọn sử dụng như OMO, P/S, Clear, Pond’s, Knorr, Lifebuoy, Sunsilk, VIM, Lipton, Sunlight, VISO, Rexona…

Nhờ chất lượng vượt trội và giá thành phù hợp với khả năng tiêu dùng của khách hàng trên cả nước giúp Unilever có được độ phủ sóng rộng rãi từ thành phố đến nông thôn. Cùng với P&G thì hệ thống phân phối sản phẩm Unilever cũng thuộc top doanh thu lớn nhất tại Việt Nam.

Hiện nay Unilever tại Việt Nam đã xây dựng mạng lưới phân phối gồm hơn 150 đại lý phân phối, 300.000 cửa hàng bán lẻ, hợp tác với gần 2.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ trên toàn quốc qua chuỗi cung ứng trên cả nước.

Với mạng lưới rộng khắp và phân bố khắp mọi vùng miền trên cả nước giúp Unilever trở thành nhãn hàng được ưa chuộng. Trung bình mỗi ngày có 35 triệu người tiêu dùng tiếp cận và sử dụng một trong các sản phẩm thuộc Unilever thông qua mạng lưới nhà phân phối.

Điều kiện làm đại lý Unilever bạn cần có nguồn vốn lớn để nhập hàng hóa theo chỉ tiêu của công ty đưa ra. Ngoài số lượng nhập hàng đại lý cũng cần phải bảo đảm doanh số sản phẩm bán ra hàng tuần, tháng, quý, năm.

Mặc dù các sản phẩm của Unilever có lượng tiêu thụ lớn nhưng hiện nay có rất nhiều các đại lý, nhà phân phối cung cấp sản phẩm, dẫn đến thị trường bị thu hẹp. Chính vì vậy bạn cần phải có đội ngũ nhân viên sales chuyên nghiệp để tiếp cận được với nhiều cửa hàng tạp hóa bán lẻ, siêu thị mini, người tiêu dùng để bảo đảm doanh thu.

Một số lưu ý khi đăng ký làm đại lý của Unilever

Ở các thành phố lớn như Hà Nội, tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ… thì sẽ có từ 5 – 8 nhà phân phối. Tại các tỉnh thành số lượng nhà phân phối tùy thuộc và diện tích, mật độ dân số sẽ có từ 1 – 3 nhà phân phối trên một tỉnh thành.

Các nhà phân phối, đại lý muốn tiếp cận khách hàng sẽ có đội ngũ nhân viên sales đi tiếp thị, giao dịch và chăm sóc tại các điểm bán trên toàn địa bàn. Khi lấy hàng thuộc các nhà phân phối này khách hàng sẽ bảo đảm được chất lượng sản phẩm, giá thành chiết khấu cạnh tranh cũng như các chính sách thưởng, cắt giảm theo quy định của Unilever.

Bên cạnh đó hiện nay xuất hiện nhiều sales Unilever mạo danh là nhân viên của các nhà phân phối chính thức để lừa đảo các chủ cửa hàng, siêu thị bán lẻ mới chưa có nhiều kinh nghiệm. Đặc biệt là các cửa hàng mới mở sẽ dễ gặp phải nhiều sales mạo danh đến tư vấn, mời chào.

Thông thường các phương pháp lừa đảo sẽ mời chào lấy đơn hàng lớn để nhận khuyến mại, chiết khấu cao, tặng thưởng sản phẩm khác hoặc vé máy bay đi du lịch…Chính vì vậy để tránh bị lừa đảo thì các chủ lừa đảo cần gọi lên tổng đài của Unilever xin số liên hệ của các nhà phân phối chính thức hay nhân viên sales thuộc nhà phân phối vùng đó.

Hiện nay Unilever có 3 ngành hàng chính với hơn 400 thương hiệu hàng tiêu dùng. Bạn cần lựa chọn sản phẩm phù hợp với thói quen sử dụng, độ thích hợp với phong tục của khách hàng trong khu vực.

Các mặt hàng bạn nên nhập đủ để trưng bày bao gồm: OMO, Surf, Lux, Dove, Knorr, Comfort, Vaseline, Ponds, P/S, Signal, Close Up, AXE, Rexona, Vim, Cif (Jif), Sunsilk, Sunlight,…

Ngoài ra, bạn cũng có thể làm khảo sát tiêu dùng của người dân xung quanh về sản phẩm thường xuyên sử dụng. Đối với các mặt hàng không thể xác định được lượng tiêu thụ thì bạn có thể nhập hàng với số lượng nhỏ và đàm phán với nhà phân phối về chính sách hoàn trả hoặc sang đổi nếu không bán được.

Hiện nay các mặt hàng Unilever bị làm giả, làm nhái rất nhiều. Tình trạnh hàng trộn giữa thật giả để tăng lợi nhuận xảy ra nhiều tại các đại lý cấp nhỏ. Để bảo đảm hàng hóa chính hãng lấy đúng tại Unilever Việt Nam mà không phải các đại lý có thông tin không rõ ràng, đặc biệt là những chủ cửa hàng mới chưa có kinh nghiệm.

Bạn cần liên hệ trực tiếp qua hotline của các đại lý phân phối, nếu không có thông tin liên lạc của các đại lý khu vực bạn có thể liên hệ tới hotline tổng để xin liên hệ của nhà phân phối địa phương.

– Địa chỉ: A2-3, Khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi, Huyện Củ Chi, Tp Hồ Chí Minh- Điện thoại: (028) 3892024

– Văn phòng đại diện: 156 Nguyễn Lương Bằng, Phường Tân Phú, Quận 7, Tp Hồ Chí Minh- Điện thoại: (028) 54135686

Bạn đang muốn kinh doanh mở siêu thị, cửa hàng tạp hóa? Hãy liên hệ tới Vinatech qua số hotline 086 758 9999 để nhận tư vấn miễn phí và hỗ trợ thiết kế mặt bằng nhanh nhất. Vinatech là đơn vị uy tín hàng đầu hiện nay chuyên: giá kệ, bàn thu ngân, xe đẩy siêu thị, kệ kho hàng, kệ sắt v lỗ đa năng, kệ sắt giá rẻ. Với 10 năm hoạt động chúng tôi tự tin đưa đến cho bạn những giải pháp tốt nhất. Các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng hàng đầu tại Việt Nam.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinatech

Hà Nội: Số 11 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội

Đà Nẵng: 194 Nguyễn Bính, Hoà An, Cẩm Lệ, Đà Nẵng

TpHCM: Lô C27, Đường N7, KCN Tân Phú Trung, Xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, chúng tôi

Ngày đăng: 14/11/2019

Người đăng: Vinatech – ntc