Top 6 # Kinh Doanh Đại Lý Du Lịch Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Diananapkin.com

Kinh Doanh Đại Lý Du Lịch

Câu hỏi: Tôi là nhân viên văn phòng, vì thời gian tương đối rảnh nên tôi muốn liên kết với các công ty du lịch để nhận bán các chương trình du lịch cho họ. Vậy cho tôi hỏi, đối với hoạt động này pháp luật có quy định nào ràng buộc không hay đơn giản là sự thỏa thuận giữa hai bên?

Chuyên viên tư vấn: Cảm ơn câu hỏi bạn đã gửi về cho chúng tôi. Với trường hợp của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

Có lẽ trên thực tế trường hợp như bạn xảy ra khá nhiều. Hoạt động kinh doanh du lịch là hoạt động có điều kiện. Do đó, pháp luật có những quy định dành riêng.

Tại khoản 1 Điều 40 Luật Du lịch 2017 quy định như sau: “Kinh doanh đại lý lữ hành là việc tổ chức, cá nhân nhận bán chương trình du lịch của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành cho khách du lịch để hưởng hoa hồng”. Do đó, việc mà bạn nhận bán các chương trình du lịch từ các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành có nghĩa bạn nhận làm đại lý cho các doanh nghiệp đó. Hoạt động của bạn thực chất là hoạt động kinh doanh đại lý lữ hành.

Tại khoản 2 Điều 40 Luật Du lịch 2017 quy định như sau: “Tổ chức cá nhân kinh doanh đại lý lữ hành phải đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và có hợp đồng đại lý với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành”. Với quy định này việc bạn nhận bán các chương trình du lịch cho doanh nghiệp lữ hành không chỉ là thỏa thuận dân sự của các bên, bạn phải tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh đại lý lữ hành tại cơ quan có thẩm quyền khi đó mới được phép hoạt động nhận bán các chương trình du lịch cho khách hàng để hưởng hoa hồng, việc nhận bán phải được lập thành hợp đồng đại lý giữa bên nhận làm đại lý với bên giao đại lý.

Đừng ngại ngần liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí cho từng trường hợp cụ thể.

Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư

Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL

Mail: tuvanltl@gmail.com

Các Chiến Lược Kinh Doanh Cho Doanh Nghiệp Du Lịch

Để bắt đầu hoạt động một doanh nghiệp du lịch, nó cần có cả một quá trình trong một mớ lộn xộn. Kinh doanh lữ hành có thể khá tốn kém để bắt đầu. Điều đó nói được, thành công chủ yếu là phụ thuộc vào việc tìm kiếm đúng vị trí thích hợp trong thị trường cạnh tranh gay gắt.

Vì vậy nếu muốn thành công, bạn cần phải nỗ lực rất nhiều trong nghiên cứu thị trường, xây dựng thương hiệu, marketing.

Bài viết nổi bật:

I. Khái niệm chiến lược kinh doanh du lịch?

II. Các chiến lược kinh doanh trong du lịch

Có thể hiểu đơn giản là doanh nghiệp cần tạo ra những sản phẩm hoặc dịch vụ độc đáo được người tiêu dùng đánh giá cao. Những cố gắng của doanh nghiệp nhắm vào những định hướng sau:

Đặc tính của sản phẩm giúp phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp với các sản phẩm khác (đặc điểm có thể là: hình thức du lịch, chất lượng cơ sở vật chất, điểm tham quan,.. đều có thể tạo ra đặc điểm nổi bật cho sản phẩm du lịch)

Những dịch vụ sau khi bán thuận tiện và chất lượng phục vụ đôi khi là những yếu tố quyết định của sự lựa chọn.

Tạo ra sự mong muốn trong ý thức của khác hàng. Đối với du lịch cần có một quá trình lâu dài và phụ thuộc vào rất nhiều đối tượng khách hàng.

Uy tín công ty. Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng, nó đòi hỏi phải có thời gian và liên tục đảm bảo chất lượng

Bên cạnh đó, chiến lược phân biệt có thể tạo ra cho công ty hàng loạt những thuận lợi và khó khăn

Thuận lợi: tạo sự khác biệt rõ ràng với các đối thủ cạnh tranh mà không dẫn tới đối đầu trực diện.

Khó khăn: Nếu tất cả các doanh nghiệp đều áp dụng chiến lược phân biệt thì sẽ không còn sự phân biệt giữa chúng nữa. Như vậy sự đa dạng của thị trường sẽ là khó khăn tạo ra những sản phẩm độc đáo mà phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng.

Doanh nghiệp có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh bằng cách hạ thấp chi phí so với các đối thủ cạnh tranh. Do mức độ tiêu chuẩn hóa sản phẩm ngày càng cao, các doanh nghiệp hạ giá bằng cách cung cấp các sản phẩm với mức giá trọn gói.

Những lợi ích mà chiến lược này đem lại có thể bao gồm:

Việc giữ một mức giá thấp sẽ ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh lao vào một cuộc chiến tranh về giá.

Bảo vệ doanh nghiệp khỏi sức ép hạ giá từ phía khách hàng, hoặc tăng giá từ phía nhà cung cấp.

Các đối thủ mới thâm nhập sẽ không có đủ kinh nghiệm để sản xuất ở mức giá thấp, điều tương tự cũng xảy ra với các sản phẩm thay thế.

Chiến lược hạ thấp chi phí có thể đem lại cho công ty những mối nguy hiểm sau:

Trong một số trường hợp nếu công ty không có khả năng đưa ra mức giá thấp nhất, thì mọi cố gắng sẽ là vô ích, vì trong trường hợp này chỉ có một doanh nghiệp thắng.

Giảm chi phí có thể dẫn tới những hạnh chế về chất lượng hơn nữa trong mỗi trường cạnh tranh, sự phân biệt về giá ngày càng trở nên ít hơn. Mặt khác giảm chi phí thường dẫn đến sự suy yếu của năng lực đổi mới, sáng tạo trong doanh nghiệp

Nển tảng của chiến lược phản ứng nhanh là chổ đáp ứng nhanh nhất, thuận tiện nhất và chính xác nhất nhu cầu của khách hàng. Dù cho đó có thể là sản phẩm mới, sản phẩm cải tiến hay là một quyết định quản lý, thì chiến lược này cho phép doanh nghiệp chuyển biến nhanh hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Chiến lược phản ứng nhanh có những hình thức sau đây:

Phát triển sản phẩm mới. Xây dựng các chương trình hình thức, các dịch vụ mới với thời gian ngắn nhất đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Sản xuất theo đơn đặt hàng, đảm bảo chất lượng, giá cả, trong thờ gian ngắn nhất.

Cải tiến sản phẩm hiện có, không ngừng nâng cao chất lượng.

Phân phối sản phẩm nhanh nhất.

Điều chỉnh các hoạt động marketing cho phù hợp với thị trường mới.

Trả lời kiến nghị, câu hỏi đáp ứng các nhu cầu của khách hàng nhanh nhất.

Thực hiện thành công chiến lược phản ứng nhanh sẽ cho phép:

Doanh nghiệp có thể tránh khỏi cạnh tranh đối đầu nhờ rút ngắn thời gian

Cho phép đưa ra mức giá cao

Thúc đẩy các nhà cung cấp phải phản ứng nhanh

Hạn chế cạnh tranh của các đối thủ mới.

Tuy vậy, chiến lược phản ứng nhanh không phải luôn luôn là chiến lược tốt nhất. Nó đòi hỏi phải thực hiện trên những nền tảng như tổ chức nhân sự, kỹ thuật, trang thiết bị đạt trình độ cao. Mặt khác không phải bất cứ thị trường nào cũng đánh giá cao giá trị của phản ứng nhanh.

III. Các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh du lịch

Là những nhân tố thuộc môi trường bên ngoài, mặc dù không phải là những yếu tố quyết định đối với sự phát triển du lịch, nhưng chúng có ảnh hưởng đáng kể đến sự hình thành và phát triển du lịch nghỉ dưỡng của bất kỳ một công ty du lịch nào.

Một quốc gia, hay khu vực nào đó xảy ra tình trạng bật ổn định chính trị, suy thoái kinh tế, an ninh xã hội thì hậu quả là lượng lớn khách du lịch quốc tế ở điểm đến đó sụt giảm.

Môi trường kinh tế: Nền kinh tế tăng trưởng ổn định, tạo điều kiện thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến làm ăn, cũng qua đó thu hút một lượng khách du lịch đáng kể.

Môi trường xã hội: sự thân thiện của nơi đến, phong cách sống của người dân góp phần tạo tâm lý cho khách du lịch yên tâm hơn khi tới điểm đến.

Môi trường công nghệ: Sự phát triển của công nghệ thong tin yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ hiện đại hơn, chất lượng hơn như hệ thống lưu trú, ăn uống, vận chuyển, vui chơi giải trí.

Các doanh nghiệp mới thâm nhập vào thị trường sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh của các doanh nghiệp đang hoạt động. Sự cạnh tranh diễn ra hầu hết trên các lĩnh vực từ phân chia thị trường, tới nguồn cung cấp….

Để hạn chế mối đe dọa này. Các doanh nghiệp thường tạo ra những rào cản đối với sự thâm nhập mới, những cản trở này có thể là : quy mô tối ưu, phân biệt hóa sản phẩm, vốn đầu tư, chi phí thay đổi, khả năng tiếp cận với hệ thống phân phối.

Mức độ cạnh tranh giữa các đối thủ trong một số ngành ngày càng tăng thể hiện ở những cuộc chiến tranh về giá, các chiến dịch khuyến mãi, các sản phẩm mới liên tục được tung ra.

Mức độ cạnh tranh thường bắt nguồn từ những yếu tố sau đây:

Nhiều doanh nghiệp đối thủ ngang sức ngang tài,

Tốc độ phát triển của ngành thấp,

Khả năng đa dạng hóa phân biệt hóa sản phẩm rất thấp…

Để tăng sự lợi thế so với đối thủ cạnh tranh, bạn có thể mở rộng thị trường trên internet với một website du lịch chuyên nghiệp chắc chắn sẽ đem lại sự khác biệt to lớn. Tìm hiểu dịch vụ thiết kế website du lịch TẠI ĐÂY

Các sản phẩm có khả năng thay thế sản phẩm của các doanh nghiệp sẽ làm ảnh hưởng tới mức giá, thị trường của các sản phẩm hiện có. Để chống chọi các sản phẩm thay thế, các doanh nghiệp thường lựa chọn các phương án như đa dạng hóa sản phẩm hoặc tạo ra những cản trở đối với khách hàng khi thay đổi nhà cung cấp.

IV. Công cụ xây dựng chiến lược kinh doanh du lịch

Các yếu tố của môi trường bên trong đối với một doanh nghiệp có thể được phân loại thành

Điểm mạnh (S)

Điểm yếu (W)

Các yếu tố bên ngoài có thể được phân thành các cơ hội (O)

Thách thức(T)

Sự phân tích này đối với môi trường chiến lược được gọi là phân tích ma trận SWOT.

Phân tích ma trận SWOT cung cấp thông tin hữu ích trong việc hài hòa các nguồn lực và năng lực của công ty đối với môi trường cạnh tranh mà công ty đang hoạt động. Như vậy, đây là một công cụ trong lựa chọn chiến lược.

Chiến lược S-O: theo đuổi các cơ hội phù hợp nhất với những điểm mạnh của doanh nghiệp

Chiến lược W-O: vượt qua những điểm yếu để theo đuổi cơ hội

Chiến lược S-T: xác định rõ cách mà doanh nghiệp có thể sử dụng các lợi thế của mình để giảm thiệt hại đối với những thách thức bên ngoài

Chiến lược W-T: thiết lập một kế hoạch phòng thủ để ngăn ngừa điểm yếu của doanh nghiệp khỏi những ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài.

Mong rằng những chia sẻ kiến thức về các chiến lược kinh doanh trong du lịch trên sẽ giúp ích một phần tạo nên sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp bạn.

Tôi là Phượng, hiện đang là CEO tại Design Webtravel – đơn vị thiết kế website du lịch hàng đầu Việt Nam. Tôi đam mê đi du lịch và thiết kế website. Tôi mong rằng những kiến thức chia sẻ này sẽ giúp mọi người có thể lựa chọn được đơn vị thiết kế website chuyên nghiệp.

Điều Kiện Đăng Kí Doanh Nghiệp Kinh Doanh Và Đại Lý Du Lịch

Ngành du lịch ngày càng phát triển là thì trường màu mở cho các doanh nghiệp du lịch và đại lý du lịch phát triển và mở rộng. Tuy nhiên du lịch (hay còn được luật quy định là lữ hành) là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vậy muốn thành lập doanh nghiệp kinh doanh du lịch và đại lý du lịch cần đáp ứng những điều kiện gì, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau:

Nghị định 168/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Du lịch

Điều kiện đăng ký doanh nghiệp kinh doanh lữ hành

Công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành phải đăng ký vốn điều lệ lớn hơn mức vốn pháp định áp dụng cho hoạt động kinh doanh. Cụ thể:

Mức vốn điều lệ trên 250.000.000đ khi doanh nghiệp đăng ký ngành nghề lữ hành quốc tế đưa khách du lịch vào Việt Nam.

Mức vốn điều lệ trên 500.000.000đ khi doanh nghiệp đăng ký ngành nghề lữ hành quốc tế đưa khách du lịch ra nước ngoài.

Công ty phải trích dẫn cụ thể điều luật quy định về hoạt động lữ hành trong luật du lịch trên ngành nghề đăng ký doanh nghiệp.

Cam kết chỉ kinh doanh các ngành nghề có điều kiện khi đáp ứng quy định pháp luật.

Công ty có vốn nước ngoài chỉ được thành lập theo hình thức liên doanh đối với ngành nghề lữ hành.

Điều kiện kinh doanh du lịch và đại lý du lịch

Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đại lý lữ hành được cấp cho doanh nghiệp có đủ các điều kiện sau:

Tổ chức, cá nhân kinh doanh đại lý lữ hành không được tổ chức thực hiện chương trình du lịch.

Đăng ký kinh doanh đại lý lữ hành tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền;

Có hợp đồng đại lý với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành.

Hợp đồng đại lý lữ hành phải được lập thành văn bản giữa bên giao đại lý là doanh nghiệp kinh doanh lữ hành

Bên nhận đại lý là tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện quy định như trên

Hồ sơ thực hiện thủ tục thành lập công ty lữ hành

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu I-1, I-2, I-3 thông tư 20 tùy theo loại hình doanh nghiệp.

Điều lệ công ty có đủ chữ ký của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật.

Danh sách thành viên, cổ đông có ghi nhận chi tiết loại tài sản góp vốn và thời điểm dự kiến góp vốn.

Bản sao công chứng CMTND/ Hộ chiếu của cá nhân, giấy phép đăng ký kinh doanhcủa tổ chức góp vốn.

BÀI VIẾT THAM KHẢO:

Hồ sơ thành lập trung tâm tư vấn du học

Kinh Doanh Đại Lý Tour Du Lịch Cần Chuẩn Bị Những Gì?

Ngày nay, cuộc sống hiện đại đã giúp phát triển ngành du lịch lên một tầm cao mới. Với các bạn trẻ có sở thích khám phá thì một tour du lịch với chi phí không cao nhưng thoải mái sẽ giúp mang lại nhiều kỉ niệm đẹp cho họ. Do sự nhu cầu về du lịch ngày càng tăng nên nhu cầu tuyển đại lý bán tour du lịch cũng tăng lên rất nhiều. Tuy nhiên, để tìm được một địa chỉ kinh doanh đại lý du lịch hiện nay không quá khó khăn với các nhà đầu tư. Tuy nhiên, để có được một địa chỉ đại lý bán tour du lịch đúng tiêu chuẩn thì các nhà đầu tư cần điểm qua những yếu tố sau:

Kinh doanh đại lý tour du lịch cần chuẩn bị những gì?

1. Tuyển đại lý tour du lịch dựa trên yếu tố Pháp lý

Kinh doanh đại lý du lịch là một trong những lĩnh vực đang có xu hướng ngày càng phát triển. Tuy nhiên, để thành lập một công ty chuyên kinh doanh du lịch thì các bạn cần phải thực hiện rất nhiều thủ tục đúng theo Pháp luật. Những thủ tục thành lập công ty kinh doanh du lịch cũng giống như việc thành lập công ty du lịch lữ hành.

2. Tìm đại lý tour du lịch tư nhân

Các nhà đầu tư cần phải lập kế hoạch kỹ càng khi đăng ký giấy phép kinh doanh công ty du lịch tại các trụ sở khá dễ dàng. Để tìm đại lý tour du lịch các bạn cần được tư vấn về các dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh. Chi phí cho lần đăng ký chỉ mở mức từ 1 đến 2 triệu đồng, nhưng các bạn có thể được kiệm được nhiều thời gian hơn khi phải ngồi chờ tại các trụ sở đăng ký.

Một số việc cần làm với một đại lý tour du lịch hiện nay:

Thực hiện các bước làm giấy phép kinh doanh hoàn chỉnh nhất.

Thực hiện cho thuê văn phòng làm đại lý.

Tìm một đối tác hoàn hảo nhất cho bản thân.

Khảo sát thị trường, nhu cầu của du khách.

Lập kế hoạch tour hoàn chỉnh thông tin trước khi cung cấp cho khách hàng.

Đăng ký thương hiệu cho bản thân.

Tìm hướng dẫn viên đủ chỉ tiêu cho các tour du lịch.

Tìm đối tác phục vụ di chuyển cho các chuyến đi trong tour.

Thiết kế một website giúp quảng bá cho công ty du lịch của bạn.

3. Nắm bắt xu hướng thị trường để phát triển kinh doanh đại lý du lịch

Nếu bạn có nhiều hiểu biết về thị trường du lịch thì chắc chắn các bạn sẽ hiểu rằng thị trường du lịch ở nước ngoài thường đòi hỏi sự uy tín với các thương hiệu và rất nhiều thủ tục khác đối với đại lý ở Việt Nam. Tuy nhiên, du khách từ nước ngoài được xem là nguồn thu nhập rất lớn cho ngành du lịch hiện nay. Nếu như có thể tìm hiểu nhu cầu và xu hướng của du khách nước ngoài thì các bạn có thể phát triển kinh doanh tuyển đại lý bán du lịch của mình rất nhanh.

Khách du lịch từ các nước trong khu vực và thế giới đến với Việt Nam ngày càng tăng. Do đó, với một đại lý kinh doanh du lịch có thể giúp bạn hội nhập nhanh chóng. Tuy nhiên, đại lý của bạn cần phải tạo lập được những tiêu chí cơ bản như: thông tin tour, phương tiện di chuyển, giá cả,… những yếu tố này được du khách quan tâm nhiều nhất khi đặt tour du lịch.

Chính vì những lý do trên, việc nắm bắt xu hướng không chỉ giúp các nhà đầu tư tránh được nhiều rủi ro hơn, mà còn giúp các nhà đầu tư học được nhiều cách xử lý khi gặp khó khăn trong lúc phát triển.

4. Làm marketing quảng bá hình ảnh khi kinh doanh đại lý du lịch

Khi đã tự tin với những thông tin về xu hướng phát triển đại lý du lịch của mình thì các bạn cần tìm thêm những cách quảng bá hình ảnh của mình đến du khách nhiều hơn. Với việc tuyển đại lý tour du lịch không tốn quá nhiều chi phí thì các bạn cũng có thể thiết kế cho riêng mình một website mang thương hiệu cá nhân.

Hiện nay, thông qua trang mạng chính là hình thức quảng bá hình ảnh cũng như thông tin đại lý của bạn đến du khách nhanh và rẻ nhất. Không những giúp giới thiệu về bản thân cho du khách trong nước, khu vực và cả trên thế giới nhanh. Mà website mang thương hiệu cá nhân còn giúp đem lại nhiều vé đặt tour từ du khách hơn khi họ có thể tìm hiểu thông tin và đặt tour online.

Với những thông tin trên chắc hẳn đã giúp các bạn nắm vững được những bước cần thực hiện khi muốn phát triển mô hình kinh doanh đại lý du lịch. Ngoài ra, các bạn còn có thể tìm hiểu thêm về nhu cầu, sở thích của du khách thông qua những bản đánh giá, những địa điểm thường thu hút nhiều sự quan tâm của du khách nhất,… Qua đó, tạo lập được một mô hình phát triển đại lý kinh doanh du lịch mang thương hiệu cá nhân thành công nhất.