Top 6 # Khái Niệm Về Đại Lý Du Lịch Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Diananapkin.com

Khái Niệm Về Du Lịch Và Sản Phẩm Du Lịch

Khái niệm du lịch

Du lịch đã trở thành một trong những hình thức sinh hoạt khá phổ biến của con người trong thời đại ngày nay. Tuy nhiên, thế nào là du lịch xét từ góc độ của người du lịch và bản thân người làm du lịch, thì cho đến nay vẫn còn có sự khác nhau trong quan niệm giữa những người nghiên cứu và những người hoạt động trong lĩnh vực này.

Theo Liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of Official Travel Oragnization: IUOTO): Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống,…

Tại hội nghị LHQ về du lịch họp tại Rome – Italia (21/8 – 5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ.

Theo các nhà du lịch Trung Quốc: Hoạt động du lịch là tổng hoà hàng loạt quan hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế, xã hội nhất định làm cơ sở, lấy chủ thể du lịch, khách thể du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện.

Theo Tổ chức du lịch thế giới (World Tourism Organization): Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành tạm trú với mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm ở bên ngoài môi trường sống định cư nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. [21]

Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian của du khách: Du lịch là một trong những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một nước này sang một nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc. [14]

Nhìn từ góc độ kinh tế: Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác. [14]

Như vậy, chúng ta thấy được du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, bao gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Nó vừa mang đặc điểm của ngành kinh tế vừa có đặc điểm của ngành văn hóa – xã hội.

1.1.2 Khái niệm sản phẩm du lịch

Có nhiều khái niệm về sản phẩm du lịch, một trong những khái niệm đó là: ” Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng (Từ điển du lịch – Tiếng Đức NXB Berlin 1984).

Sản phẩm du lịch bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hóa và tiện nghi cung ứng cho du khách, nó được tạo nên bởi sự kết hợp các yếu tố tự nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động du lịch tại một vùng hay một địa phương nào đó. [14]

Như vậy sản phẩm du lịch bao gồm những yếu tố hữu hình (hàng hóa) và vô hình (dịch vụ) để cung cấp cho khách hay nó bao gồm hàng hóa, các dịch vụ và tiện nghi phục vụ khách du lịch.

Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + Các dịch vụ và hàng hóa du lịch.

Các đặc tính của sản phẩm du lịch là :

– Tính vô hình : Sản phẩm DL thường là một kinh nghiệm nên rất dễ dàng bị sao chép, bắt chước và việc làm khác biệt hóa sản phẩm manh tính cạnh tranh khó khăn hơn kinh doanh hàng hoá.

– Tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng : Vì sản phẩm du lịch nằm ở xa nơi cư trú của khách du lịch, nên khách thường mua sản phẩm trước khi thấy sản phẩm.

– Tính không đồng nhất : Khách hàng khó có thể kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi mua, gây khó khăn cho việc chọn sản phẩm.

Sản phẩm du lịch do sự tổng hợp các ngành kinh doanh khác nhau. Khách mua sản phẩm du lịch ít trung thành với công ty bán sản phẩm. Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch mang tính thời vụ.

Từ những thành phần cấu tạo của sản phẩm du lịch, yếu tố thiên nhiên và quan niệm của các tác giả, có thể kết hợp các yếu tố căn bản để đưa ra các mô hình sản phẩm du lịch chủ yếu : 4S và 3H của Mỹ và mô hình 6S của Pháp.

Khái niệm du lịch và sản phẩm du lịch

Admin Mr.Luân

Với kinh nghiệm hơn 10 năm, Luận Văn A-Z nhận hỗ trợ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ một cách UY TÍN và CHUYÊN NGHIỆP. Liên hệ: 092.4477.999 – Mail : luanvanaz@gmail.com ✍✍✍ Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ ✍✍✍

Khái Niệm Du Lịch Và Sản Phẩm Du Lịch Hiện Nay

Du lịch được định nghĩa là hoạt động đi lại để vui chơi giải trí hoặc nhằm mục đích kinh doanh,… 6 đặc trưng của sản phẩm du lịch là gì, cùng tìm hiểu về đặc trưng và khái niệm du lịch trong bài viết sau đây:

+ Tài nguyên du lịch là gì? Các cách phân loại tài nguyên du lịch

+ Tổng Hợp 40+ Đề Tài Luận Văn Du Lịch Dễ Làm Nhất (2020)

Ngày nay, theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO): Du lịch là hoạt động về chuyến đi đến một nơi khác với môi trường sống thường xuyên của con người và ở lại đó để tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài các hoạt động để có thù lao ở nơi đến với thời gian liên tục ít hơn một năm.

Theo Wikipedia thì: “Du lịch là việc đi lại nhằm mục đích niềm vui hoặc kinh doanh; cũng là lý thuyết và thực hành về tổ chức các chương trình đi du lịch, ngành kinh doanh nhằm thu hút, cung cấp và giải trí cho khách du lịch, và việc kinh doanh của các tổ chức điều hành các tour du lịch.”

Nhìn từ góc độ kinh tế, du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ, có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác. Như vậy, du lịch là một ngành kinh tế độc đáo phức tạp, có tính đặc thù, mang nội dung văn hoá sâu sắc và tính xã hội cao.

1.1 Kinh doanh du lịch là gì?

Kinh doanh du lịch là khái niệm dùng để chỉ mối quan hệ giữa các hiện tượng kinh tế với kinh tế của hoạt động du lịch. Mối quan hệ này có tác động qua lại lẫn nhau. Kinh doanh du lịch hình thành trên khi đã phát triển đầy đủ sản phẩm hàng hóa du lịch và quá trình trao đổi mua – bán hàng hóa du lịch trên thị trường.

Nhu cầu du lịch là nhu cầu có khả năng thanh toán của người tiêu dùng về các sản phẩm dịch vụ đang có trên thị trường.

1.3 Tham quan du lịch là gì?

Tham qua du lịch là một hoạt động du lịch khá phổ biến hiện nay, nhằm mục đích vui chơi, giải trí và tìm hiểu văn hoá của từng vùng miền, quốc gia nhằm nâng cao nhận thức của người tham quan về cảnh quan, lịch sử, văn hoá của địa điểm đó.

Nếu bạn gặp khó khăn khi sử dụng công cụ và các phần mềm phân tích số liệu hãy liên hệ với đội ngũ Tri Thức Cộng Đồng để được hỗ trợ sử dụng Dịch Vụ Hỗ Trợ SPSS của chúng tôi. Với kinh nghiệm hơn 10+ năm, Tri Thức Cộng Đồng cam kết mang đến cho bạn nhiều lợi ích nhất. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua gmail ttcd.group@gmail.com hoặc Hotline 0946 88 33 50 để được tư vấn và báo giá trực tiếp.

2. Khái niệm sản phẩm du lịch

Theo Luật du lịch năm 2005 của Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch. Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những giá trị về vật chất lẫn tinh thần của một quốc gia, một địa phương, một cơ sở nào đó mà du khách đến hưởng thụ và trả tiền. Sản phẩm du lịch bao gồm sản phẩm vật thể và phi vật thể, sản phẩm tự nhiên và nhân tạo.

Quan điểm kinh tế hiện đại cho rằng sản phẩm du lịch bao gồm cả sản phẩm phi hình thể và sản phẩm hình thể vì đây là những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của con người đi du lịch. Cho nên sản phẩm du lịch vô cùng đa dạng phong phú, luôn phát triển đổi mới theo sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, lãnh thổ.

Như vậy sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết tạo thành, làm thoả mãn nhu cầu của du khách trong chuyến đi du lịch dựa trên cơ sở là nhu cầu của khách du lịch, khai thác điểm mạnh của khách thể du lịch (danh lam thắng cảnh,…), từ đó đáp ứng tốt nhu cầu của chủ thể du lịch (khách du lịch)

3. Đặc trưng của sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch là một loại hàng hoá đặc biệt, bao gồm những thành phẩm hiện hữu và không hiện hữu do con người tạo ra. Vì thế, nếu chúng ta xem sản phẩm du lịch đơn thuần hiện hữu như tour du lịch, quà lưu niệm hay những dịch vụ kèm theo như nhà hàng khách sạn…thì rất phiến diện. Sản phẩm du lịch còn là những giá trị vô hình cũng do chính con người tạo ra như thái độ phục vụ, phong cách phục vụ…của đội ngũ những người làm du lịch, sản phẩm du lịch phụ thuộc vào cảm nhận và tính chủ quan của du khách.

Việc tiêu dùng các sản phẩm du lịch xảy ra cùng lúc, cùng nơi với việc sản xuất ra chúng. Sản phẩm du lịch thì không thể hoán chuyển để thoả mãn nhu cầu của du khách, khách du lịch phải luôn tìm đến những khu vực có sản phẩm du lịch để tiêu dùng sản phẩm du lịch. Xuất phát từ nhu cầu này của du khách đòi hỏi các nhà kinh doanh du lịch phải không ngừng sáng tạo, cải tiến, phát triển các loại sản phẩm dịch vụ hàng hoá nhằm đáp ứng được nhu cầu của du khách.

Trích nguồn: Tri Thức Cộng Đồng

Khái Niệm, Đặc Điểm Đại Lý Thương Mại

Đại lý thương mại là hoạt động trung gian thương mại phổ biến ở Việt Nam. Trong bài viết này, Tư vấn Việt Luật xin phân tích khái niệm, đặc điểm đại lý thương mại để các chủ thể quan hệ thương mại có thể cân nhắc lựa chọn hình thức trung gian này một cách phù hợp nhất với yêu cầu và khả năng bản thân..

Đại lý thương mại là hoạt động trung gian thương mại phổ biến ở Việt Nam. Trong bài viết này, Tư vấn Việt Luật xin phân tích khái niệm, đặc điểm đại lý thương mại để các chủ thể quan hệ thương mại có thể cân nhắc lựa chọn hình thức trung gian này một cách phù hợp nhất với yêu cầu và khả năng bản thân…

1. Khái niệm đại lý thương mại:

Điều 166 Luật thương mại 2005 quy định: ” Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao. ”

2. Chủ thể quan hệ đại lý thương mại:

Chủ thể quan hệ đại lý thương mại gồm hai bên chính là bên đại lý và bên giao đại lý. Điều 167 Luật thương mại 2005 quy định:

” Bên giao đại lý, bên đại lý

1. Bên giao đại lý là thương nhân giao hàng hoá cho đại lý bán hoặc giao tiền mua hàng cho đại lý mua hoặc là thương nhân uỷ quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ.

2. Bên đại lý là thương nhân nhận hàng hoá để làm đại lý bán, nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua hoặc là bên nhận uỷ quyền cung ứng dịch vụ. ”

Như vậy, bên đại lý và bên giao đại lý đều phải là thương nhân, tức là thỏa mãn các điều kiện tại khoản 1 Điều 6 Luật thương mại 2005: ” Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. ”

Theo Điều 169 Luật thương mại 2005, đại lý bao gồm các hình thức sau:

+ Đại lý bao tiêu là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn vẹn một khối lượng hàng hoá hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên giao đại lý.

+ Đại lý độc quyền là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lý nhất định bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một hoặc một số loại dịch vụ nhất định.

+ Tổng đại lý mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ là hình thức đại lý mà bên đại lý tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý.

Tổng đại lý đại diện cho hệ thống đại lý trực thuộc. Các đại lý trực thuộc hoạt động dưới sự quản lý của tổng đại lý và với danh nghĩa của tổng đại lý.

+ Các hình thức đại lý khác mà các bên thỏa thuận.

4. Hợp đồng đại lý thương mại:

Điều 168 Luật thương mại 2005 quy định: ” Hợp đồng đại lý phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.” Khoản 15 Điều 3 Luật thương mại 2005 cũng quy định ” Các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật. ”

Như vậy, hợp đồng đại lý thương mại, theo như quy định của pháp luật Việt Nam, phải được lập thành văn bản, bởi lẽ văn bản là hình thức hợp đồng có giá trị pháp lý vững chắc, phù hợp với quan hệ đại lý thương mại là quan hệ lâu dài, bền chặt.

5. Văn bản pháp luật áp dụng:

Luật thương mại 2005.

Tìm Đại Lý Tour Du Lịch

Câu hỏi: Công ty tôi là công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành, tôi muốn tìm đại lý để bán tour du lịch cho công ty tôi. Vậy cho tôi hỏi, đối với các đại lý bán tour du lịch pháp luật có quy định gì không hay chỉ đơn giản tôi tìm kiếm rồi ký hợp đồng là được?

Chuyên viên tư vấn: Cảm ơn câu hỏi bạn đã gửi về cho chúng tôi. Với trường hợp của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

Để phát triển hoạt động kinh doanh, các công ty du lịch luôn hợp tác với các đại lý để cung ứng dịch vụ của mình một cách tốt nhất. Tuy nhiên, việc các công ty du lịch tìm kiếm đại lý không chỉ việc ký kết hợp đồng của hai bên mà pháp luật có những quy định đối với hoạt động đại lý lữ hành.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, hoạt động đại lý lữ hành được xem là hoạt động kinh doanh và được Luật du lịch 2017 quy định như sau:

Kinh doanh đại lý lữ hành là việc tổ chức, cá nhân nhận bán chương trình du lịch của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành cho khách du lịch để hưởng hoa hồng.

Tổ chức, cá nhân kinh doanh đại lý lữ hành phải đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và có hợp đồng đại lý với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Do đó, khi công ty bạn tìm kiếm đại lý cần lưu ý rằng:

Thứ nhất, đại lý đó đã có giấy phép kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh đại lý lữ hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Thứ hai, phải có hợp đồng đại lý giữa công ty bạn với tổ chức, cá nhân nhận làm đại lý. Trong hợp đồng đại lý phải có các nội dung sau:

– Tên, địa chỉ của bên giao đại lý và bên nhận đại lý;

– Chương trình du lịch, giá bán chương trình du lịch được giao cho đại lý, mức hoa hồng đại lý, thời điểm thanh toán;

– Quyền và trách nhiệm của các bên;

– Thời hạn hiệu lực của hợp đồng đại lý.

Đừng ngại ngần liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí cho từng trường hợp cụ thể.

Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư

Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL

Mail: tuvanltl@gmail.com