Top 6 # Hoa Hồng Đại Lý Bảo Hiểm Là Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Diananapkin.com

Yêu Cầu Đại Lý Cắt Hoa Hồng Bảo Hiểm

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên:

Tư vấn viên không thể thuyết phục khách hàng tin tưởng sản phẩm, công ty và bản thân nên đã tự động đề xuất “cắt hoa hồng” để khách hàng thấy rẻ và ký hợp đồng.

Tư vấn viên muốn chạy doanh số để đạt chỉ tiêu kinh doanh, thi đua nên muốn chốt hợp đồng vội vàng thông qua hình thức “cắt hoa hồng”.

Khách hàng chủ động đòi hỏi đại lý phải “cắt hoa hồng” thì mới chịu ký hợp đồng, bởi họ cho rằng khi đó họ là “người mua hàng thông thái”.

Khách hàng nghĩ rằng khoản hoa hồng đại lý bảo hiểm được nhận là lấy từ tiền của khách hàng, vì vậy họ “đòi” lại tiền.

(còn nhiều nguyên nhân nữa, cơ mà kể vậy thôi)…

Điều này chỉ thường xảy ra với:

Tư vấn viên coi bảo hiểm nhân thọ là nghề làm thêm, thời vụ.

Khách hàng hiểu sai về hoa hồng.

Khách hàng tham lam, muốn mình “thông minh” hơn người khác.

Còn những khách hàng khi hiểu đúng về BHNT, hiểu đúng về công việc của người tư vấn BHNT sẽ không làm điều này.

Và tất nhiên là những tư vấn viên coi bảo hiểm nhân thọ là sự nghiệp của mình, sẽ gắn bó lâu dài với nghề cũng sẽ không bao giờ “cắt hoa hồng” cho khách hàng.

Bởi vì làm như vậy là phạm pháp!

Hoa hồng của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là gì?

Trong cuộc sống, mỗi hành động của con người để giúp đỡ hoặc mang tới cho người khác một lợi ích gì đó đều sẽ được trả công.

Bạn là nhân viên bán chiếc tivi trong siêu thị? Tiền công bạn nhận được chính là số lương hàng tháng bạn được nhận.

Bạn mở một quán phở để tự kinh doanh? Tiền công bạn nhận được chính là phần lãi sau khi đã trừ chi phí nguyên vật liệu để làm nên bát phở, tiền thuê mặt bằng, nhân viên.

Bạn là tài xế taxi? Tiền công của bạn chính là số tiền bạn có thể mang về gia đình sau mỗi ngày chạy xe.

Ai cũng phải được trả công cho những gì mình làm, đó là quy luật của cuộc sống.

Và tiền công của người tư vấn bảo hiểm nhận được chính là khoản hoa hồng dựa theo doanh thu phí hàng tháng, khoản hoa hồng này phụ thuộc vào thời gian đóng phí, sản phẩm mà khách hàng chọn lựa.

Có 1 điểm khác biệt ở đây: Trong khi các mặt hàng khác, bạn có quyền thương lượng mức hoa hồng hợp lý giữa bạn (người lao động) và công ty thì những người làm bảo hiểm không thể làm được điều đó.

Toàn bộ các khoản hoa hồng và thưởng mà tư vấn viên được nhận đều phải được sự phê duyệt của Bộ tài chính, không công ty bảo hiểm nào được phép chi trả quyền lợi quá cao, hoặc quá thấp cho nhân viên. Tất cả cần theo luật chơi chung do Bộ tài chính quy định.

Lại khác nữa ở chỗ nghề tư vấn bảo hiểm không trả lương cứng cho các đại lý bảo hiểm, tính chất khắc nghiệt của công việc yêu cầu người đại lý phải liên tục tìm kiếm khách hàng, tư vấn, ký kết hợp đồng và chăm sóc khách hàng, có được đều đặn như vậy mới có cơ hội có doanh số, và có thu nhập để sống và phát triển với nghề.

Công việc không hề dễ dàng, cần sự kiên trì, bền bỉ, quyết tâm rất lớn thì người tư vấn viên mới có thể ký kết những hợp đồng và nhận những khoản tiền công hợp pháp xứng đáng.

Nhưng,

Khách hàng lại là người đòi khoản tiền công đó thuộc về mình?

Vậy ai sẽ là người nuôi gia đình người tư vấn viên hả khách hàng? Công sức, mồ hôi của họ mà tại sao khách hàng lại coi đó là của mình để đòi “chia trác”?

Khách hàng nghĩ rằng bởi đó là tiền của mình đúng không? Sai rồi!

Khách hàng thanh toán với công ty bảo hiểm bao nhiêu tiền thì trên phiếu thu, giấy xác nhận đều ghi đúng số tiền khách hàng đã nộp.

Khách hàng có thể tới trực tiếp công ty bảo hiểm để được mua sản phẩm, nhưng mức giá và quyền lợi sẽ tương đương như được người đại lý tư vấn.

Quyền lợi đền bù khách hàng được công ty chi trả trong thời hạn hợp đồng có hiệu lực sẽ được nhận 100%, không phải chia cho tư vấn viên 1 xu nào hết.

Hoa hồng tư vấn là khoản hợp pháp mà người đại lý được nhận dựa trên công sức khai thác khách hàng, và thông qua đó, tư vấn viên có nghĩa vụ chăm sóc khách hàng nhiều năm tiếp theo của hợp đồng.

Nếu bạn nghĩ bạn mua bảo hiểm vì có khoản chiết khấu nào đó thì bạn SAI RỒI. Đó không phải mục đích đúng để bạn tham gia bảo hiểm nhân thọ. Hãy tham gia bảo hiểm vì bạn muốn có kế hoạch tài chính trước những rủi ro trong cuộc sống.

Cho nên, hoa hồng tư vấn là khoản xứng đáng dành cho tư vấn viên, là khoản tiền công trả cho những nỗ lực của họ: tìm kiếm khách hàng, xác định nhu cầu, tư vấn giải pháp, hồ sơ giấy tờ, chăm sóc hợp đồng… Đó là quyền lợi của họ được nhận, nó hợp pháp và không ai có quyền đòi hỏi!

Vậy, tại sao việc “cắt hoa hồng” khi tư vấn lại là con dao 2 lưỡi với khách hàng?

Có 2 đối tượng bị ảnh hưởng khi điều này xảy ra: Tư vấn viên (Đại lý bảo hiểm) và Khách hàng.

Đối với tư vấn viên:

Việc cắt hoa hồng là vi phạm đạo đức nghề nghiệp của các công ty bảo hiểm, vi phạm quy định của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam.

Khi công ty làm rõ và chứng minh tư vấn viên vi phạm (cắt hoa hồng tư vấn cho khách), mức độ cao nhất đại lý sẽ bị đuổi việc và bị cho vào danh sách Blacklist của Hiệp hội bảo hiểm và bị cấm làm bảo hiểm 2 năm tại Việt Nam.

Và thông thường, người đại lý đó cũng kết thúc sự nghiệp làm bảo hiểm của mình luôn, bởi không công ty bảo hiểm nào nhận những người đã dính chàm cả.

Không những thế, việc cắt hoa hồng làm giảm đi giá trị công việc mà người đại lý đang làm là mang những giải pháp bảo vệ tới khách hàng.

Đồng thời thể hiện sự yếu kém về mặt năng lực, kỹ năng chuyên môn khi tư vấn, phải sử dụng “hạ sách” để thuyết phục khách hàng.

Đã 1 lần chấp nhận cắt hoa hồng, đồng nghĩa các hợp đồng tiếp theo cũng cắt hoa hồng. Người tư vấn viên sẽ không thể phát triển được sự nghiệp khi luôn nghĩ tới những thủ thuật nhằm qua mặt công ty, “dụ dỗ” khách hàng.

Khi bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam phát triển, khách hàng ngày càng khó tính hơn, họ cần những tư vấn viên đủ TÂM, đủ TẦM, những người tư vấn hay cắt hoa hồng sớm muộn sẽ bị đào thải khỏi nghề.

Ở 1 thời điểm gần, hầu hết những người đại lý chuyên cắt hoa hồng đều nghỉ việc tư vấn để quay về công việc cũ hoặc tìm kiếm công việc mới. Lý do đơn giản: Họ không có tiền công từ công việc tư vấn bảo hiểm, có bao nhiêu tiền công được công ty trả thì họ đưa cho khách hàng hết rồi. Ai đi làm cũng cần tiền để sống, họ không có được điều đó nên họ cần tìm cuộc sống mới.

Thay vì tập trung vào việc nghiên cứu để đánh giá “sản phẩm này có phù hợp với nhu cầu của mình?”, “mức phí này đã là hợp lý nhất hay chưa?”, “dòng tiền trong tương lai của sản phẩm này tốt nhất hay chưa?”, “người tư vấn viên này liệu có gắn bó lâu dài với nghề để chăm sóc mình vài chục năm hay không?” thì khách hàng lại tập trung vào việc đóng phí năm đầu tiên được chiết khấu bao nhiêu %?

Năm đầu tiên tư vấn viên có thể chiết khấu cho khách hàng được, chứ năm thứ 2, thứ 3, thứ 4, thứ 5 họ làm gì còn tiền mà chiết khấu cho khách hàng nữa?

Tư vấn viên sử dụng khoản hoa hồng tư vấn để SỐNG. Hoa hồng được trả nhiều vào năm đầu tiên của hợp đồng để đảm bảo họ có tiền để sống tốt tới các năm tiếp theo của hợp đồng, chăm sóc tốt cho khách hàng.

Với dòng sản phẩm UL, RPVL: Trình độ của người tư vấn viên có thể giúp khách hàng đạt quyền lợi tối đa hoặc không tối ưu. Quyền lợi tối đa là khi: mức phí rẻ khi chọn mức quyền lợi mong muốn, giá trị tài khoản được phân bổ vào những quỹ sinh lời tốt để tương lai khách hàng có nhiều tiền hơn, cùng 1 số tiền nhưng người tư vấn chuyên nghiệp giúp khách hàng lựa chọn quyền lợi tối ưu và có khả năng tích lũy, sinh lời tốt hơn… nhưng một người tư vấn chỉ có thể học hỏi những kĩ năng tư vấn chuyên sâu đó nếu họ coi công việc bảo hiểm là sự nghiệp của mình, mà đã là sự nghiệp thì phải làm sao để phát triển bền vững, mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng. Còn những tư vấn viên ở chiều ngược lại? Họ có bài tủ “cắt hoa hồng” rồi thì còn cần gì nâng cao trình độ tư vấn nữa.

Đôi khi khách hàng thấy rẻ hơn được chút tiền ở năm đầu tiên, nhưng khách hàng không biết mình đã bị “mất đi” rất nhiều tiền ở 30, thậm chí 40 năm hợp đồng kế tiếp.

Còn chưa nói tới việc, có thể khách hàng đã bị “mua đắt” quyền lợi bảo hiểm ngay từ năm đầu do người tư vấn viên không có chuyên môn thiết kế bảng minh họa sản phẩm để làm sao đạt kết quả tối đa nhất.

Lấy 1 vài ví dụ: Cũng là 2 người giáo viên, sẽ có người là giáo viên dạy giỏi, được mọi người tín nhiệm bởi cái TÂM dành cho học sinh và đặc biệt là không bao giờ nhận quà cáp từ phụ huynh; Người còn lại là giáo viên luôn đòi hỏi quà cáp, chất lượng dạy và học cũng kém hơn bởi thiếu đi chữ TÂM.

Cùng là 2 người phụ nữ làm công việc kế toán: Có người chuyên môn cao sẽ được nhiều công ty tín nhiệm; Người chuyên môn thấp sẽ luân chuyển liên tục các công ty với vị trí không hề thăng tiến so với vị trí cũ. Sự khác nhau giữa 2 người phụ nữ nằm ở chính mức độ họ YÊU công việc mà họ làm.

Khách hàng nghĩ rằng mình là “người mua hàng thông thái” nhưng không ngờ mình vừa bị “mua hớ” ngay năm đầu tiên, và tự mình đã đánh mất đi cơ hội được sử dụng dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất cho những năm sau.

Đã bao giờ bạn bước ra quán phở và yêu cầu được ăn 1 tô phở nhưng bạn chỉ TRẢ TIỀN bằng đúng với GIÁ TRỊ THẬT của bát phở (giá trị nguyên liệu đầu vào tạo nên bát phở), thay vì trả 50.000đ/ tô phở, bạn chỉ muốn trả 15.000đ cho chi phí nguyên vật liệu. Bạn thử làm chưa?

Tôi cũng không dám làm như vậy, e rằng chẳng còn răng để ăn phở nữa ấy chứ ^^

Con dao 2 lưỡi dành cho khách hàng ở đây chính là:

Khách hàng sẽ phải tự mình chăm sóc hợp đồng bảo hiểm cho mình là chính nếu tư vấn viên nghỉ việc (mà đa số những người hay chiết khấu sẽ nghỉ việc sau 1 năm). Lẽ ra khách hàng được hưởng sự chăm sóc của đại lý thay vì phải tự chăm sóc lấy bản thân mình. Cùng 1 số tiền nhưng mua thêm được sự chăm sóc của người khác thì điều đó còn RẺ hơn việc tự chăm sóc chính mình.

Cho nên ĐẮT HAY RẺ chỉ là định nghĩa. Điều quan trọng là nó phải HỢP TÌNH, HỢP LÝ & HỢP PHÁP.

Qua bài viết này, Sự thật Bảo hiểm muốn nhấn mạnh với bạn 3 điều:

Đừng bao giờ nghĩ rằng có thể mua được sản phẩm bảo hiểm “rẻ” mà lại tốt nhất thị trường: Đó là điều phi lý.

Hoa hồng tư vấn chính là khoản tiền để mua sự chăm sóc của tư vấn viên với khách hàng trong nhiều chục năm tiếp theo, và khoản tiền này HỢP PHÁP.

Xã hội đã phân công lao động, mỗi người làm 1 công việc riêng và phải được trả công. Vì vậy, đừng đòi hỏi những gì không phải của mình!

Hẹn gặp lại!

Nguyễn Thành Trung – CEO chúng tôi Vui lòng ghi rõ nguồn https://suthatbaohiem.com khi đăng lại bài viết này!

Đại Lý Bảo Hiểm Là Gì?

Đại lý bảo hiểm là người đại diện cho doanh nghiệp bảo hiểm hưởng hoa hồng đại lý do doanh nghiệp trả theo quy định của pháp luật.

Đại lý bảo hiểm có nhiệm vụ:

+ Giới thiệu, chào bán bảo hiểm.

+ Thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm.

+ Thu phí bảo hiểm.

+ Thu xếp giải quyết quyền lợi bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

2, ĐIỀU KIỆN ĐỂ TRỞ THÀNH ĐẠI LÝ BẢO HIỂM

Cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm

+ Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam.

+ Từ đủ 18 tuổi trở lên, đầy đủ năng lực hành vi dân sự.

+ Có chứng chỉ đại lý bảo hiểm do co sở đào tạo được Bộ Tài chính chấp thuận cấp.

3, ĐỐI TƯỢNG KHÔNG ĐƯỢC LÀM ĐẠI LÝ BẢO HIỂM

+ Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

+ Đang chấp hành hình phạt tù.

+ Bị tước quyền hành nghề đại lý.

+ Cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp bảo hiểm.

+ Đồng thời làm đại lý cho doanh nghiệp khác mà không được chấp thuận bằng văn bản của doanh nghiệp mình đang làm đại lý.

4, VAI TRÒ CỦA ĐẠI LÝ BẢO HIỂM

Đối với người mua bảo hiểm: Giúp Khách hàng có biện pháp phòng chống, chuyển giao rủi ro, có hoạch định và phương pháp thực hiện tài chính an toàn và hữu hiệu.

Đối với doanh nghiệp bảo hiểm: Là yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp, gia tăng thị phần, gia tăng doanh thu.

Đối với xã hội: Thực hiện trách nhiệm cao cả đối với cộng đồng, giúp số đông Khách hàng tham gia đóng phí bảo hiểm hỗ trợ, chia sẻ rủi ro cho số ít Khách hàng không may mắn gặp rủi ro, tổn thất.

5, QUYỀN, NGHĨA VỤ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA ĐẠI LÝ BẢO HIỂM

QUYỀN

+ Lựa chọn và ký kết hợp đồng đại lý đối với doanh nghiệp bảo hiểm.

+ Được đào tạo, nâng cao trình độ do doanh nghiệp bảo hiểm tổ chức.

+ Được cung cấp thông tin cần thiết đối với các hoạt động đại lý bảo hiểm.

+ Yêu cầu hoàn tiền ký quỹ nếu có.

NGHĨA VỤ

+ Thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng đại lý bảo hiểm.

+ Ký quỹ cho doanh nghiệp bảo hiểm nếu có thoả thuận trong hợp đồng đại lý.

+ Giới thiệu, bán bảo hiểm, cung cấp đầy đủ thông tin cho bên mua bảo hiểm.

+ Tham gia các khoá học đào tạo nâng cao trình độ do doanh nghiệp bảo hiểm tổ chức.

+ Chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính.

TRÁCH NHIỆM

+ Trường hợp đại lý bảo hiểm vi phạm hợp đồng đại lý bảo hiểm, gây ra thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người được bảo hiểm thì:

Doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm về hợp đồng bảo hiểm do đại lý bảo hiểm thu xếp giao kết.

Đại lý bảo hiểm có trách nhiệm bồi hoàn cho doanh nghiệp bảo hiểm các khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm.

6, ĐẠO ĐỨC HÀNH NGHỀ CỦA ĐẠI LÝ BẢO HIỂM

a, Hoạt động tư vấn cho Khách hàng tham gia bảo hiểm

+ Luôn quan tâm đến quyền lợi hợp pháp của Khách hàng, đặt quyền lợi của Khách hàng lên trên quyền lợi cá nhân.

+ giúp Khách hàng lựa chọn giải pháp phù hợp, có lợi nhất, chuyển giao được đầy đủ rủi ro.

+ Phân tích để Khách hàng có giải pháp phù hợp với nhu cầi và tài chính của mỗi người.

+ Cho Khách hàng: Đầy đủ, trung thực, rõ ràng, chính xác về doanh nghiệp bảo hiểm, sản phẩm, quy tắc, điều khoản, điều kiện và phạm vi bảo hiểm.

+ Cho doanh nghiệp bảo hiểm: Mức độ trung thực của Khách hàng trong việc cung cấp thông tin.

+ Kê khai thay, giả mạo chữ ký khách hàng, kê khai hộ, tuỳ tiện huỷ bỏ hay thay đổi bất kỳ nội dung nào trong giấy chứng nhận bảo hiểm, giấy yêu cầu bảo hiểm, đơn bảo hiểm….

+ Tiết lộ thông tin về Khách hàng cho bất kỳ người nào không có trách nhiệm biết nếu không được sự đồng ý của Khách hàng.

+ Thực hiện nghiêm ngặt việc quản lý, bảo quản, cấp và nộp đơn hay

c, Chấp hành chế độ thu, nộp phí bảo hiểm

+ Viết đầy đủ, rõ ràng, chính xác các nội dung của hoá đơn thu phí bảo hiểm và giao một liên cho khách hàng.

+ Viết hoá đơn phải theo trình tự thời gian, không bỏ cách số thứ tự hoá đơn, tránh ghi, nhầm lẫn.

+ Nộp đầy đủ phí bảo hiểm ngay sau khi thu không được chiếm dụng dưới bất kỳ hình thức nào.

d, Đảm bảo hình ảnh đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm

+ Tuyệt đối giữ uy tín cho doanh nghiệp.

+ Tận tâm cống hiến, tích cực khai thác hợp đồng mới góp phần thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.

+ Không được: Lợi dụng nghề nghiệp gây thiệt hại cho doanh nghiệp, sử dụng thương hiệu của doanh nghiệp vào các mục đích khác, tiết lộ những thông tin quan trọng của doanh nghiệp.

e, Phục vụ tận tuỵ cho khách hàng

+ Xây dựng cho mình phong cách tận tuỵ phục vụ khách hàng thể hiển qua lời nói, cử chỉ, hành vi, thái độ cư xử.

+ Không quản ngại khó khăn, thời gian, giờ giâc để ưu tiên phục vụ khách hàng.

+ Làm việc bằng mọi khả năng và nhiệt tình của bản thân. Thường xuyên giữ mối liên hệ thăm hỏi, thể hiện sự quan tâm chăm sóc tới khách hàng.

f, Trung thực với đồng nghiệp

+ Quan hệ tốt với cán bộ của doanh nghiệp, bảo đảm sự thân ái, tôn trọng lẫn nhau.

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành tốt nội quy doanh nghiệp.

+ Hợp tác tương trợ giúp đỡ đồng nghiệp hoàn thành nhiệm vụ. Tuyệt đối không được giành khách hàng và nói xấu lẫn nhau.

+ Không được nói xấu hay gây ra một mâu thuẫn nào với đại lý và doanh nghiệp bảo hiểm khác. Không tìm cách thuyết phục khách huỷ bỏ hợp đồng để tham gia bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm mình làm đại lý.

g, Tuân thủ mọi quy định của pháp luật

+ Quy định của pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ.

+ Quy định của pháp luật ngoài lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ.

h, Tuân thủ về các quy định tài chính, tiền tệ

+ Tiền của Khách hàng.

+ Tiền của Doanh nghiệp bảo hiểm.

+ Tiền của đại lý bảo hiểm.

Đại Lý Bảo Hiểm Là Gì? Một Số Điểm Về Đại Lý Bảo Hiểm

ibaohiem xin giới thiệu tới quý khách hàng các thông tin, định nghĩa,…về đại lý bảo hiểm được quy định trong luật kinh doanh bảo hiểm ngày 09 tháng 12 năm 2000.

Điều 85. Nội dung hoạt động đại lý bảo hiểm

Đại lý bảo hiểm có thể được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền tiến hành các hoạt động sau đây:

1. Giới thiệu, chào bán bảo hiểm;

2. Thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm;

3. Thu phí bảo hiểm;

4. Thu xếp giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;

Điều 86. Điều kiện hoạt động đại lý bảo hiểm

1. Cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam;

b) Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

c) Có chứng chỉ đào tạo đại lý bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm hoặc Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam cấp.

2. Tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Là tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp;

b) Nhân viên trong tổ chức đại lý trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị Toà án tước quyền hành nghề vì phạm các tội theo quy định của pháp luật không được ký kết hợp đồng đại lý bảo hiểm.

Điều 87. Nội dung hợp đồng đại lý bảo hiểm

Hợp đồng đại lý bảo hiểm phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Tên, địa chỉ của đại lý bảo hiểm;

2. Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm;

3. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm;

4. Nội dung và phạm vi hoạt động đại lý bảo hiểm;

5. Hoa hồng đại lý bảo hiểm;

6. Thời hạn hợp đồng;

7. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp.

Điều 88. Trách nhiệm của đại lý bảo hiểm

Trong trường hợp đại lý bảo hiểm vi phạm hợp đồng đại lý bảo hiểm, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm về hợp đồng bảo hiểm do đại lý bảo hiểm thu xếp giao kết; đại lý bảo hiểm có trách nhiệm bồi hoàn cho doanh nghiệp bảo hiểm các khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm.

Bộ Tài Chính Ban Hành Quy Định Tỷ Lệ Hoa Hồng Đại Lý Bảo Hiểm

Bộ Tài chính ban hành quy định tỷ lệ hoa hồng đại lý bảo hiểm

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 50/2017/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 73/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm.

Quy định về hoa hồng đại lý bảo hiểm, Thông tư quy định rõ, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài trả hoa hồng cho đại lý bảo hiểm sau khi đại lý bảo hiểm thực hiện một hoặc một số nội dung hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định tại Điều 85 Luật Kinh doanh bảo hiểm để mang lại dịch vụ cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.

Tỷ lệ hoa hồng tối đa đối với các hợp đồng bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ được quy định như sau:

Hoa hồng đại lý bảo hiểm đối với các hợp đồng bảo hiểm trọn gói được tính bằng tổng số hoa hồng của từng nghiệp vụ được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm trọn gói.

Thông tư cũng quy định về tỷ lệ hoa hồng tối đa đối với các hợp đồng bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ.

Đối với các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cá nhân: Tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm tối đa được áp dụng đối với các nghiệp vụ bảo hiểm theo bảng sau:

Đối với các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ nhóm: Tỷ lệ hoa hồng tối đa bằng 50% các tỷ lệ tương ứng áp dụng cho các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cá nhân cùng loại.

Trường hợp kết hợp các nghiệp vụ bảo hiểm riêng biệt: Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ chủ động tính toán hoa hồng bảo hiểm trên cơ sở tổng số hoa hồng của các nghiệp vụ bảo hiểm riêng biệt hoặc theo nghiệp vụ bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm chính.

Tỷ lệ hoa hồng tối đa đối với các hợp đồng bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm sức khoẻ là 20%.

Được biết, Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2017./.

* Tài liệu đính kèm:

thong-tu-50.doc