Cập nhật thông tin chi tiết về Chi Phí Mở Đại Lý Sơn Là Bao Nhiêu ? mới nhất trên website Diananapkin.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Jupiter Việt Nam đã nhận được rất nhiều các câu hỏi xoay quanh vấn đề mở đại lý sơn để kinh doanh của những người có nhu cầu thực muốn biết để tham gia vào thị trường bán lẻ sơn nhà như: “Tôi muốn mở nhà phân phối sơn A?; tôi muốn mở đại lý cấp 1 sơn D? Tôi muốn làm đại lý cấp 2 sơn M? Hay tôi muốn mở đại lý bán sơn K độc quyền tại khu vực Q này có được không?… ” Và còn rất nhiều các câu hỏi khác mà để trả lời được thì yêu cầu phải có thời gian và mức độ am hiểu thị trường rất tốt.
1. Cơ chế mở đại lý sơn tường nhà – Sơn nước của các hãng
Một nhà sản xuất khi sản xuất ra một nhãn hiệu sơn cần phát triển thị trường để sản phẩm đó được đưa đến tay người tiêu dùng. Để làm được điều đó các nhà sản xuất phải mở các đại lý bán sản phẩm cho mình tại các khu vực thị trường khác nhau.
Cơ chế mở đại lý sơn theo ý chủ quan của người viết ngoài một số quy định chung thì còn được chia làm 2 cơ chế riêng:
Cơ chế cho những hãng có máy pha màu.
Cơ chế cho những hãng không có máy pha màu.
1.1 Cơ chế chung khi mở đại lý sơn
Khi bạn muốn mở đại lý sơn thì các nhà sản xuất thường đưa ra một số cơ chế chung dành cho các đại lý như sau:
Ký hợp đồng đại lý
Ký cam kết mức doanh số bán trong một năm được tính bằng số tiền thu về sau khi đã trừ hết khuyến mại chiết khấu sơn.
Nhập đơn hàng đầu tiên làm hàng mẫu, trưng bày (số lượng tùy vào từng hãng quy định)
Cung cấp biển bảng, catalogue màu, quạt màu(cây màu), bảng báo giá đại lý, bảng báo giá bán lẻ….Những hỗ trợ của nhà sản xuất nhằm cung cấp cho đại lý đến mức tốt đa lợi ích khi làm thị trường bán lẻ sơn.
1.2 Cơ chế riêng được áp dụng cho 2 hạng mục có máy pha và không có máy pha màu
a. Với những sản phẩm sơn có máy pha màu
– Đăng ký máy pha màu đồng thời đặt cọc tiền máy – Số lượng tiền đặt cọc máy tùy vào từng nhà sản xuất quy định. Ngoài ra số lượng tiền đặt cọc máy còn phụ thuộc vào máy cũ hay máy mới.
– Nhập đơn hàng đầu tiên: Nhập bây pha sơn và tinh màu pha sơn – Quý đại lý phải nhập đủ một lượng bây pha sơn đảm bảo phục vụ khách hàng. Có thể rơi vào từ 100- 200 triệu tiền bây giờ tùy thuộc vào từng nhà sản xuất quy định.
b. Với những sản phẩm sơn không có máy pha màu
– Nhập đơn hàng đầu tiên: Theo quy định và cơ cấu sản phẩm của từng nhà sản xuất, nhưng thông thường khoảng từ 50-100 triệu tiền hàng.
Kết luận việc mở đại lý sơn:
Nhìn chung cơ chế mở đại lý sơn không mấy phức tạp, cái cốt yếu chính là việc sau khi mở đại lý thì cửa hàng của bạn hoạt động như thế nào.Bởi vì có nhiều đại lý mở ra hoạt động rất tốt, nhưng cũng có không ít các đại lý mở ra không bán được hoặc bán túc tắc. Vậy nguyên nhân do đâu?
Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động của cửa hàng sau khi mở đại lý. Tuy nhiên yếu tố quan trọng và ảnh hưởng lớn nhất ở đây chúng ta bàn đến giải pháp bán hàng.
Khi mở một đại lý bán sơn bạn cần phải chuẩn bị một số yếu tố quyết định như sau:
Các bước trước khi mở đại lý sơn cần phải thực hiện
Khi mở một đại lý sơn thì bạn cần xác định rõ ràng các bước sau đây:
– Xác định khu vực thị trường mình sẽ bán (xác định đối tượng khách hàng)
– Nhu cầu thị trường của khu vực đó: Mỗi khu vực thì nhu cầu sử dụng sơn cũng không giống nhau. Bạn phải xác định được tại khu vực đó người dận thường tiêu thụ sơn gì là chính? mức độ cạnh tranh giá ra sao?
– Mức vốn ban đầu bỏ ra
– Mức vốn lưu động để kinh doanh (tiền nhập hàng theo đơn hàng, tiền nợ, tiền lưu kho…)
– Mức lợi nhuận mà một thương hiệu sơn mang lại là bao nhiêu.
– Chất lượng hãng sơn mình muốn làm đại lý như thế nào.
– Quy chế của nhà sản xuất sơn đó trong khi làm đại lý
– Cơ chế bảo vệ đại lý sau bán hàng là những gì? Bảo hành công trình lỗi thế nào, đổi trả làm sao?
– Cơ chế hỗ trợ đại lý sơn của nhà sản xuất
– Giá sản phẩm có đồng nhất trên toàn quốc không hay giá sản phẩm mỗi vùng mỗi khác.
– Giá cả có cạnh tranh trên thị trường không
– Thương hiệu mạnh hay yếu hay mới sản xuất
– Khả năng chịu được mức doanh số của mình
– Phải hiểu thế nào là sơn tường nhà hay sơn nước gồm những sản phẩm gì.
– Một căn nhà phải dùng hết bao nhiêu loại sơn; loại sơn nào trong nhà; sơn loại nào ngoài nhà….
2. Mở đại lý sơn cần bao nhiêu vốn?
Khi bạn có nhu cầu mở một đại lý sơn nước thì bạn cần phải chuẩn bị một lượng vốn nhất định. Lượng vốn này thường không cố định, nó phụ thuộc vào tiềm lực kinh tế của từng đại lý. Tùy thuộc vào tiềm lực tài chính mà bạn có thể đủ điều kiện để trở thành đại lý cấp 1 hay cấp 2 của các thương hiệu sơn hiện nay.
Thông thường số vốn cần và đủ để mở đại lý là:
Từ 30 triệu đến 200 triệu
Trong đó, nếu bạn muốn trở thành đại lý cấp 2 thì số vốn có thể dao động từ 30 – 100 triệu đồng. Và từ 100 – 200 triệu đồng trở lên đối với các đại lý cấp 1. Số vốn này bao gồm các khoản chi phí cần thiết như:
Chi phí nhập hàng
Chi phí dự phòng cho việc nợ đọng của khách hàng
Chi phí thuê mặt bằng, trang trí cửa hàng và mua sắm các trang thiết bị kinh doanh và trưng bày sản phẩm sơn.
chi phí thuê nhân viên
Chi phí Marketing
Chi phí điện nước
Chi phí quan hệ đối tác
Số vốn này thậm chí có thể nhiều hơn tùy vào quy định của từng nhà sản xuất sơn. Tuy nhiên vốn khởi điểm này chưa phải là vấn đề cốt lõi phát triển của công cuộc làm đại lý kinh doanh sơn.
Để tồn tại trong việc mở đại lý và phát triển bán lẻ sơn bạn cần phải xác định thị trường, xác định được lượng vốn lưu động…
Nếu bạn xác định bỏ một lượng vốn nhỏ làm đại lý sơn bạn phải xác định tính thu hồi vốn nhanh. Nếu bạn xác định bỏ một lượng vốn lớn đầu tư làm đại lý sơn bạn cần phải có một quỹ dự phòng và quỹ dự phòng cho vốn lưu động dùng để ôm hàng khi nhà sản xuất khuyến mại sơn.
Mở Đại Lý Sơn Cần Bao Nhiêu Vốn
Trong kinh doanh, nguồn vốn luôn đóng vai trò quan trọng đồng thời quyết định đến thành công hay thất bại của hoạt động kinh doanh. Vì vậy mở đại lý sơn cần bao nhiêu vốn là câu hỏi được khá nhiều người đặt ra khi muốn kinh doanh sơn nước ở thời điểm hiện nay.
Bạn chỉ có thể kinh doanh hiệu quả, duy trì hoạt động kinh doanh ổn định trong giai đoạn đầu nếu có đủ số vốn kinh doanh phù hợp. Kinh doanh mở đại lý sơn không phải là ngoại lệ, chính vì vậy rất nhiều người khi muốn mở đại lý sơn thường băn khoăn về số vốn đầu tư ban đầu cùng với các khoản chi phí cần thiết khi kinh doanh đại lý sơn. Vậy mở đại lý sơn cần bao nhiêu vốn và có nên đầu tư mở đại lý sơn ở thời điểm hiện nay hay không ?
Có nên mở đại lý sơn để kinh doanh ? Mở đại lý sơn cần bao nhiêu vốn
Kinh doanh sơn là một ngành nghề kinh doanh đầy tiềm năng hiện nay ở Việt Nam hiện nay nhờ nhu cầu cao của người dùng đi cùng với đó là lợi nhuận kinh doanh lớn. Ở thời điểm hiện nay, hoạt động xây dựng ngày càng trở nên rầm rộ đi cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và sự phát triển kinh tế và đặc biệt là thị trường bất động sản.
Cũng bởi từ nhu cầu đó mà lượng sơn tiêu thụ ở thị trường Việt Nam ngày càng lớn và gia tăng hàng năm đồng thời thị trường sơn tại Việt Nam đang có sự góp mặt của rất nhiều thương hiệu lớn. Nếu bạn quyết định kinh doanh sơn ở thời điểm hiện nay thì hoàn toàn là ý tưởng kinh doanh phù hợp bởi tiềm năng của thị trường còn rất lớn.
Sự phân bố của các hãng sơn lớn
Khi các công trình xây dựng, các khu đô thị, chung cư, nhà ở hay tòa nhà cao tầng mọc lên ngày càng nhiều thì đó chính là triển vọng cho sự phát triển của các đại lý sơn nước. Tính đến nay trong ngành sơn trang trí có đến hơn 300 doanh nghiệp sản xuất và cung cấp sơn cho thị trường nội địa với các thương hiệu sơn hàng đầu như Mykolor, Expo, Dulux, Joton, Kova hay Kansai. Đây chính là nguồn cung dồi dào cho các đại lý sơn đồng thời là cơ hội tuyệt vời để bạn mở đại lý sơn cho các thương hiệu sơn uy tín.
Tìm hiểu lợi nhuận kinh doanh sơn Mở đại lý sơn cần bao nhiêu vốn
Bên cạnh đó, lợi nhuận từ việc kinh doanh sơn nước là rất cao, bạn có thể được hưởng chiết khấu từ 20% đến 35% từ nhà cung cấp và các mức hoa hồng, thưởng riêng cho các đại lý sơn theo quý hoặc theo năm tùy theo doanh số bán ra hoặc kỳ vọng doanh số mà các thương hiệu sơn đặt ra cho các đại lý sơn cấp 1 hoặc cấp 2. Giả sử nếu lấy mức trung bình về giá bán sơn ngoại thất là khoảng 2,5 triệu đối với một thùng sơn 18 lít thì bạn có thể được hưởng chiết khấu lên tới 35% từ nhà cung cấp, tức là khoảng gần 1 triệu đồng cho một thùng sơn đại lý của bạn bán ra. Đó là chưa kể hoa hồng dành cho các đại lý bán hàng vượt chỉ tiêu hay các chính sách thưởng doanh số khác từ nhà sản xuất
Cần bao nhiêu vốn để mở đại lý sơn ?
Sau khi xác định được có nên mở đại lý sơn để kinh doanh hay không thì việc tiếp theo bạn cần quan tâm đó chính là số vốn kinh doanh khi mở đại lý sơn. Để mở một đại lý sơn cấp 1 hoặc cấp 2 không thực sự khó khăn, bạn chỉ cần số vốn kinh doanh vừa đủ cho việc mở đại lý sơn đồng thời tuân thủ các chính sách và yêu cầu từ nhà sản xuất là có thể bắt đầu kinh doanh sơn hiệu quả.
Số vốn đầu tư ban đầu không cố định, tùy thuộc vào tiềm lực tài chính của bạn cùng với đó là quy mô đại lý sơn bạn muốn mở từ đó đưa ra thỏa thuận với nhà cung cấp. Đồng thời tùy vào khả năng tài chính mà bạn có thể đủ điều kiện để trở thành đại lý sơn cấp 1 hay cấp 2 của các thương hiệu sơn trên thị trường hiện nay.
Trong số vốn kinh doanh này, bạn cần phân chia và xác định hai loại vốn đầu tư chính khi mở cửa hàng sơn đó chính là vốn nhập hàng ban đầu và vốn do nợ tồn đọng bởi với ngành kinh doanh sơn, khách hàng có đặc thù thù thường chưa thanh toán tiền ngay khi mua hoặc chỉ thanh toán một phần tiền lấy hàng, sau khi nghiệm thu hay giải ngân tài chính cho công trình thi công hoặc công trình thi công xong thì mới thanh toán số tiền còn lại. Do đó bạn cần phân bổ nguồn vốn kinh doanh hợp lý để tránh tình trạng bị động trong kinh doanh hay thiếu vốn.
Chi phí cần thiết khi kinh doanh mở đại lý sơn
Tiền vốn nhập hàng sơn ban đầu Mở đại lý sơn cần bao nhiêu vốn
Tiền vốn nhập hàng ban đầu chính là khoản chi phí lớn nhất khi bạn mở đại lý kinh doanh sơn, đó là số tiền để bạn mua sơn từ các nhà sản xuất sơn để kinh doanh. Tùy theo số lượng hàng nhập về, quy mô cửa hàng cùng với giá bán sơn từ các nhà cung cấp mà số tiền nhập hàng bạn phải chuẩn bị có thể khả năng. Chi phí nhập hàng ban đầu cho đơn hàng đầu tiên rơi vào khoảng từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng.
Bạn nên nhập đa dạng các màu sơn và dòng sản phẩm sơn khác nhau của nhà sản xuất để khách hàng có thể thuận tiện trong việc lựa chọn. Khi hết hàng, cần bổ sung hàng ngay, số vốn để nhập hàng cho các đợt sau có thể ít hơn tuy nhiên bạn cần chuẩn bị một khoản tiền vốn nhập hàng dự phòng để có thể chủ động trong việc nhập hàng cho đại lý sơn.
Tiền vốn nợ tồn đọng
Một khoản vốn khác bạn cần xác định kinh doanh khi chưa biết mở đại lý sơn cần bao nhiêu vốn đó chính là tiền vốn nợ tồn đọng. Đây là số vốn mà các đại lý sơn cần dự trù cho hoạt động kinh doanh đồng thời là khoản vốn dự phòng trong các trường hợp khách hàng nhập hàng nhưng chưa thanh toán ngay hoặc chỉ thanh toán một phần bởi đặc thù của kinh doanh sơn và kinh doanh ngành nghề xây dựng nói chung là có rất nhiều khách hàng có nhu cầu nhập hàng trước, sau khi quyết toán hay nghiệm thu công trình xong thì mới thanh toán tiền lấy hàng cho các đại lý sơn. Các chủ thầu hoặc chủ hộ thường thanh toán tiền cho đại lý sơn sau khi hoàn thiện công trình hoặc được giải ngân theo từng giai đoạn nhất định của công trình hay dự án.
Chính vì vậy nếu trong trường hợp khách hàng không thanh toán ngay mà một khoảng thời gian sau mới thanh toán tiền sơn thì bạn phải chuẩn bị một nguồn vốn dự trù cho vấn đề này bởi bạn không thể chờ khách hàng trả nợ rồi mới nhập hàng tiếp mà phải chịu thêm số tiền này vào số vốn bỏ ra lúc nhập hàng đồng thời xác định một khoản có thể bị đọng vốn trong quá trình kinh doanh. Điều này khiến cho số vốn ban đầu của bạn phải tăng lên và điều chỉnh cho phù hợp khi còn băn khoăn mở đại lý sơn cần bao nhiêu vốn.
Các chi phí khác khi mở đại lý sơn
Bên cạnh số vốn cho việc nhập hàng và số vốn dự phòng cho việc nợ đọng của khách hàng thì khi kinh doanh mở đại lý sơn nhưng chưa biết mở đại lý sơn cần bao nhiêu vốn thì bạn còn cần lên kế hoạch cho các khoản chi phí khác.
Ngoài ra nếu chưa biết mở đại lý sơn cần bao nhiêu vốn thì một khoản chi phí khác bạn cần tính đến đó chính là tiền vốn lưu động, bạn phải luôn chuẩn bị một khoản vốn dự phòng rủi ro hoặc các khoản chi tiêu phát sinh trong quá trình kinh doanh, đặc biệt là khi cần nhập hàng số lượng lớn đáp ứng đơn hàng của khách hàng hoặc cần phát sinh chi phí thêm cho hoạt động kinh doanh. Số tiền bạn cần chuẩn bị cho các chi phí này khoảng 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng tùy theo quy mô của đại lý.
Mở Đại Lý Sơn Dulux Cần Bao Nhiêu Vốn
Vậy mở đại lý sơn dulux cần bao nhiêu vốn? Số vốn ban đầu bỏ ra cho việc mở đại lý sơn chưa phải là tất cả những gì bạn phải suy nghĩ tới mà phải nghĩ tới nhũng bước tiến xa hơn. Nguồn vốn sẽ có thể từ một thành viên hay là hợp cổ phần nhiều thành viên lại với nhau để vốn mạnh hơn.
Vốn sẽ gồm tiền mặt và vốn lưu động ròng, tiền mặt bạn đã hiểu nhưng vốn lưu động vòng là vốn như thế nào? Vốn lưu động ròng là dòng vốn bạn sử dụng để tạo ra tiền, xoay tiền theo một chu kì mua đi bán lại hoặc làm sao cho tiền đẻ ra tiền theo một vòng nhất định, đây là ngôn ngữ dễ hiểu nhất cho những ai không chuyên ngành về tài chính.
►Bảng giá sơn dulux
Vậy nên để biết mở đại lý sơn dulux cần bao nhiêu vốn bạn phải có quỹ tiền mặt từ 50 tới 200 triệu chuẩn bị cho việc trang trí lấy hàng đợt đầu tiên về, bảng hiệu của đại lý,…đồng thời bạn phải có một khoản dự trù tài chính riêng chuẩn bị cho việc xoay vòng vốn như tiền ngoài thị trường chưa lấy về kịp hoặc những khoản rủi ro mà bạn phải gánh lấy nữa. Kinh doanh phải chấp nhận rủi ro, và rủi ro sẽ tỉ lệ thuận với lợi nhuận.
Mở đại lý sơn Dulux cần bao nhiêu tiền là câu hỏi của cực kì nhiều người
Bạn cũng phải biết rằng, mở đại lý sơn dulux sẽ cần nhiều bước:
– Đăng kí làm đại lý với hãng, chuẩn bị giấy tờ hồ sơn theo yêu cầu để được kí đại lý sơn dulux.
– Đặt cọc máy pha màu và tiếp tục lấy đơn hàng đầu tiên(tùy theo cấp đại lý mà bạn muốn đăng kí).
Công việc sau này bạn phải làm là tiến hành tìm đầu ra cho sản phẩm, quy hoạch, ấn định những vùng thị trường mà bạn sẽ tấn công và đem đơn hàng về.
Công ty chúng tôi hoan nghênh quý khách mở đại lý sơn dulux, với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp trong lĩnh vực sơn lâu năm , chúng tôi cam đoan bạn sẽ thoát khỏi những băn khoăn khi muốn mở đại lý sơn nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu. Mạnh dạn gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.
Chi Phí Quản Lý Doanh Nghiệp Là Gì?
Tìm hiểu khái niệm chi phí quản lý doanh nghiệp là gì ? các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp ? tài khoản quản lý chi phí ? Cách hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp như thế nào ? và vân vân
Đối với một hoạt động của doanh nghiệp thì có rất nhiều loại chi phí phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp và một trong những khoản chi phí tốn kém nhất đó chính là chi phí quản lý doanh nghiệp.
Vậy chi phí quản lý đoanh nghiệp là gì ? Có thể hiểu rằng đây chính là khoản chi phí mà một doanh nghiệp phải bỏ ra để vận hành hoạt động của mình trong hoạt động kinh doanh và sản xuất. Đây là khoản chi phí mà người quản lý và người chủ doanh nghiệp luôn phải cân đối sao cho phù hợp nhất với lợi nhuận doanh nghiệp của mình.
Chi phí quản lý doanh nghiệp là gì ?
Các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp
Tiền lương, tiền phụ cấp, các khoản lương thưởng, phạt của nhân viên trong doanh nghiệp.
Văn phòng phẩm, vật liệu, công cụ dùng trong hoạt động của công ty.
Chi phí thuê văn phòng, khấu hao nhà làm việc và một số loại tài sản của doanh nghiệp.
Các chi phí mua ngoài trong việc quản lý và hoạt động của công ty.
Các khoản thuế phải nộp : thuế môn bài, thuế VAT.
Các khoản chi phí trong hoạt động như công tác phí, tiếp đón khách hàng.
Các khoản dự phòng : dự phòng nợ thu.
Tài khoản chi phí quản lý doanh nghiệp
TK 642 cuối kỳ không có số dư và được chi tiết thành các tiểu khoản:
_TK 642.1: ” Chi phí nhân viên quản lý”.
_TK 642.2: ” Chi phí vật liệu quản lý”.
_TK 642.3: ” Chi phí đồ dùng văn phòng”.
_TK 642.4: ” Chi phí khấu hao TSCĐ”.
_TK 642.5: ” Thuế, phí và lệ phí”.
_TK 642.6: ” Chi phí dự phòng”.
_TK 642.7: ” Chi phí dịch vụ mua ngoài”.
_TK 642.8: ” Chi phí bằng tiền khác.
Cách hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Tiền lương, tiền công, phụ cấp và các khoản khác phải trả cho nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân viên quản lý doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6421)
Có các TK 334, 338.
2. Giá trị vật liệu xuất dùng, hoặc mua vào sử dụng ngay cho quản lý doanh nghiệp như: xăng, dầu, mỡ để chạy xe, vật liệu dùng cho sửa chữa TSCĐ chung của doanh nghiệp,. . ., ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6422)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (Nếu được khấu trừ)
Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
Có các TK 111, 112, 142, 224, 331,. . .
3. Trị giá dụng cụ, đồ dùng văn phòng xuất dùng hoặc mua sử dụng ngay không qua kho cho bộ phận quản lý được tính trực tiếp một lần vào chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6423)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
Có TK 153 – Công cụ. dụng cụ
Có các TK 111, 112, 331,. . .
4. Trích khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý chung của doanh nghiệp, như: Nhà sửa, vật kiến trúc, kho tàng, thiết bị truyền dẫn,. . ., ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6424)
Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ.
5. Thuế môn bài, tiền thuê đất,. .. phải nộp Nhà nước, ghi :
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6425)
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
6. Lệ phí giao thông, lệ phí qua cầu, phà phải nộp, ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6425)
Có các TK 111, 112,. . .
7. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6426)
Có TK 139 – Dự phòng phải thu khó đòi.
8. Tiền điện thoại, điện, nước mua ngoài phải trả, chi phí sửa chữa TSCĐ một lần với giá trị nhỏ, ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6427)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)
Có TK các TK 111, 112, 331, 335,. . .
9. Chi phí phát sinh về hội nghị, tiếp khách, chi cho lao động nữ, ch cho nghiên cứu, đào tạo, chi nộp phí tham gia hiệp hội và chi phí khác, ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6428)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu được khấu trừ thuê)
Có các TK 111, 112, 331, 335,. . .
10. Định kỳ, tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp số phải nộp cấp trên để cấp trên lập quỹ quản lý, ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 336 – Phải trả nội bộ
Có các TK 111, 112 (Nếu nộp tiền ngay cho cấp trên).
11. Thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ phải tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332).
12. Khi trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 351 – Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm.
13. Đối với sản phẩm, hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ tiêu dùng nội bộ sử dụng cho hoạt động quản lý doanh nghiệp:
Nếu sản phẩm, hàng hoá tiêu dùng nội bộ dùng vào hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thì không phải tính thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6422, 6423, 6427, 6428).
Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ (Chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn hàng hoá xuất tiêu dùng nội bộ).
Nếu sản phẩm, hàng hoá tiêu dùng nội bộ dùng vào hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp thì số thuế GTGT phải nộp cho sản phẩm, hàng hoá tiêu dùng nội bộ tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6422, 6423, 6427, 6428).
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3331).
Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ (Chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn hàng xuất tiêu dùng nội bộ).
14.Hoàn nhập số chênh lệch giữa số dự phòng phải thu khó đòi cần lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng đã lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, ghi:
Nợ TK 139 – Dự phòng phải thu khó đòi.
Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6426).
15. Khi trích lập dự phòng phải trả về chi phí tái cơ cấu doanh nghiệp, dự phòng phải trả cần lập cho hợp đồng có rủi ro lớn và dự phòng phải trả khác (Trừ dự phòng phải trả về bảo hành sản phẩm, hàng hoá), ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Có TK 352 – Dự phòng phải trả.
– Cuối kỳ kế toán năm, hoặc cuối kỳ kế toán giữa niên độ, đơn vị phải tính, xác định số dự phòng phải trả cần lập về chi phí tái cơ cấu doanh nghiệp, dự phòng phải trả về hợp đồng có rủi ro lớn và dự phòng phải trả khác:
+ Trường hợp dự phòng phải trả cần lập ở cuối kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng phải trả đã lập ở cuối kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch, ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 352 – Dự phòng phải trả.
+ Trường hợp dự phòng phải trả cần lập ở cuối kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng phải trả đã lập ở cuối kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi giảm chi phí, ghi:
Nợ TK 352 – Dự phòng phải trả
Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp.
16. Khi phát sinh các khoản ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi:
Nợ các TK 111, 112,. . .
Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp.
17. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp tính vào Tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Kinh nghiệm tính toán chi phí quản lý doanh nghiệp hiệu quả
Mọi công việc đều cần thời gian và công sức mới có thể tiến hành được một cách thuận lợi. Đối với việc tính toán chi phí trong việc quản lý doanh nghiệp bạn có thể tính toán như sau :
Lập danh sách các loại chi phí phụ thu .
Có rất nhiều loại chi phí phải bỏ ra trong quá trình hoạt động của công ty. Do đó đây là loại chi phí chỉ có thêm chứ không hề có bớt. Đây là hạng mục yêu cầu phải đóng thuế do đó bạn nên có sự kê khai cho phù hợp với quy định của pháp luật.
Đối với một doanh nghiệp bắt đầu bước vào hoạt động thì mức chi phí bỏ ra là rất lớn. Trước hết bạn cần phải tính toán được tổng quan mức chi phí phải chuẩn bị để công ty hoạt động được tối thiểu nhất từ 6 tháng cho đến 12 năm. Sau đó qua mức lợi nhuận thu lại để biết được mức chi phí phải chuẩn bị cho năm sau là bao nhiêu. Chỉ có như vậy thì mới có thể giúp công việc kinh doanh của bạn tiến hành một cách thuận lợi.
Bạn đang xem bài viết Chi Phí Mở Đại Lý Sơn Là Bao Nhiêu ? trên website Diananapkin.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!